Phụ khoa hôm nay

Đây là chuyên khoa có chức năng chẩn khám, điều trị nội khoa lẫn phẫu thuật ngoại khoa các bệnh lý phụ khoa lành tính, các bệnh lý cấp cứu và các bệnh liên quan tới nội tiết sinh sản. Các bệnh lý phụ khoa được ứng dụng điều trị nội tiết như rong kinh, băng huyết, vô kinh, rối loạn nội tiết (vị thành niên và mãn kinh), sẩy thai liên tiếp, điều hoà sinh sản, nạo thai dưới 3 tháng tuổi, phá thai to, hút thai khó dưới 12 tuần. Phương pháp phẫu thuật nội soi được áp dụng cắt tử cung, bóc u xơ, soi buồng tử cung,...Phương pháp ngoại khoa truyền thống được thực hiện trong phẫu thuật đường âm đạo, cắt tử cung đường âm đạo, các phẫu thuật trong dị dạng sinh dục, sa sinh dục, u nang buồng trứng,...

Người đàn ông đi làm 1 năm thì nổi đầy mụn Sinh d*c trên tay, bác sĩ cảnh báo không quan hệ T*nh d*c nhưng có thói quen này cũng lây bệnh

Sau khi làm xét nghiệm HPV, không ngờ rằng đúng như dự đoán của bác sĩ, anh đúng là đã bị nhiễm virus HPV, trên tay nổi lên mụn cóc. Nhìn vẻ mặt không hài lòng của vợ, anh vội vàng giải thích với cô rằng anh chưa bao giờ làm gì tổn thương cô.

Tôn Phi năm nay 38 tuổi, là một bà nội trợ ở nhà chăm sóc 2 con. Chồng Tôn Phi ra ngoài làm việc, tuy khó khăn nhưng thu nhập tương đối khá, cuộc sống gia đình cũng hạnh phúc.

Chồng Tôn Phi làm việc ở một công trường xa nhà. Để tiết kiệm chi phí đi lại, anh chỉ về nhà vào dịp Tết và lễ hội. Tết năm nay anh cũng trở về nhà từ sớm, hiếm khi gia đình có cơ hội quây quần bên nhau như vậy.

Nhưng trong khi ăn, Tôn Phi tinh mắt phát hiện chồng nổi rất nhiều mụn trên tay nên lo lắng không biết phải làm thế nào. Không ngờ chồng cô lại không để tâm, nói rằng những mụn này đã mọc hơn 2 tháng, không đau hay ngứa. Nhưng càng nghĩ Tôn Phi càng thấy lo lắng, cô quyết định phải đưa chồng đến bệnh viện để kiểm tra.

Không thể nói lại vợ, cả 2 đã đến khoa da liễu tại bệnh viện địa phương để khám. Liếc nhìn mụn trên tay bệnh nhân, bác sĩ nói rằng đó không phải là mụn trên da bình thường mà trông giống như mụn cơm, anh nên đi xét nghiệm HPV. Lúc đó chồng Tôn Phi đã nghĩ thật không thể tin được, bác sĩ có nhầm lẫn gì không, làm sao một người đàn ông khỏe mạnh như anh lại có thể bị nhiễm virus HPV được?

HPV là một loại virus gây u nhú ở người, là bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Rất có thể người bệnh sẽ bị mắc virus HPV trong cuộc đời nhưng không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào.

Sau khi làm xét nghiệm HPV, không ngờ rằng đúng như dự đoán của bác sĩ, anh đúng là đã bị nhiễm virus HPV, trên tay nổi lên mụn cóc. Nhìn vẻ mặt không hài lòng của vợ, anh vội vàng giải thích với cô rằng anh chưa bao giờ làm gì tổn thương cô. Thực ra, Tôn Phi cũng rất ý thức được cách cư xử của chồng, nhưng thật sự cô rất khó chấp nhận kết quả như vậy.

Bác sĩ cũng lo lắng hai vợ chồng có hiểu lầm nên hỏi anh về một số thói quen sinh hoạt trên công trường. Hóa ra anh ấy sống với một số đồng nghiệp, họ đều là người cùng làng và luôn giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Ngay cả khăn tắm, dao cạo râu cũng dùng chung. Virus HPV dễ dàng lây truyền gián tiếp qua những vật dụng hàng ngày này. Vì vậy, chồng của Tôn Phi có khả năng bị nhiễm virus HPV theo cách như vậy.

Sau đó, bác sĩ đề nghị anh phải chú ý nâng cao khả năng miễn dịch của mình, bởi vì không có Thu*c trị virus HPV, mấu chốt là phải dựa vào hệ miễn dịch của chính mình để loại bỏ virus.

Vậy làm thế nào để nâng cao khả năng miễn dịch?

Trước hết, bạn phải tích cực tập thể dục, đảm bảo mỗi ngày tập thể dục nửa tiếng. Tập thể dục ở mức độ vừa phải mỗi ngày cũng giúp ích rất nhiều cho việc cải thiện khả năng miễn dịch. Tập thể dục không chỉ có thể nâng cao khả năng kháng virus của cơ thể, giúp HPV chuyển biến âm tính nhanh hơn mà còn cải thiện tình trạng sức khỏe của con người và ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh.

Thứ hai là phải đi ngủ sớm và dậy sớm, hình thành thói quen làm việc và nghỉ ngơi đúng giờ, không thức khuya.

Ngoài ra, phải chú ý đến một chế độ ăn uống lành mạnh, thường ăn nhiều thực phẩm có chứa protein, vitamin và các nguyên tố selen để cải thiện khả năng miễn dịch. Selen có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch của bản thân, đẩy nhanh sự phát triển của các tế bào miễn dịch, tăng cường khả năng chống lại virus HPV của cơ thể và đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi âm tính của virus HPV.

HPV được xem là nguyên nhân hàng đầu trong các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c (S*xually transmitted infection – STI). Có rất nhiều loại virus HPV khác nhau. Không phải tất cả trong số đó đều gây bệnh nghiêm trọng. Một số chủng virus chỉ gây ra mụn ở bộ phận Sinh d*c và hậu môn. Một số chủng nguy hiểm có thể xâm nhập và gây bệnh ở bên trong cơ quan Sinh d*c và trở thành nguyên nhân gây nên các loại ung thư ở cổ tử cung, hậu môn và các bộ phận Sinh d*c khác.

Có hai con đường rất dễ làm lây nhiễm virus HPV

1. Lây truyền dẫn gián tiếp

Ngay cả khi không có hoạt động T*nh d*c vẫn có khả năng lây nhiễm virus HPV. Đây là con đường lây truyền gián tiếp. Trong sinh hoạt nếu bạn tiếp xúc với các vật dụng mà người nhiễm virus HPV sử dụng cũng sẽ bị lây nhiễm như dùng chung máy giặt, khăn tắm, bồn cầu...

2. Lây truyền qua hành vi T*nh d*c

Hành vi quan hệ T*nh d*c giữa nam và nữ cũng là con đường chính lây nhiễm virus HPV nếu như không thực hiện các biện pháp bảo vệ, không chú ý vệ sinh sạch sẽ...

https://afamily.vn/nguoi-dan-ong-di-lam-1-nam-thi-noi-day-mun-sinh-duc-tren-tay-bac-si-canh-bao-khong-quan-he-tinh-duc-nhung-co-thoi-quen-nay-cung-lay-benh-20220206175542449.chn
Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/nguoi-dan-ong-di-lam-1-nam-thi-noi-day-mun-sinh-duc-tren-tay-bac-si-canh-bao-khong-quan-he-tinh-duc-nhung-co-thoi-quen-nay-cung-lay-benh-20220206175542449.chn)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY