Kinh tế xã hội hôm nay

Người dân trong khu cách ly ở Hà Nội: “Công an, bệnh viện mới khổ chứ tôi còn đang béo ra đây này!”

“Bệnh dịch Covid-19 thì chấp nhận cách ly, ăn cơm nhà nước nuôi, đến bữa có người mang cơm đến. Thiếu gì có các anh Công an đi mua cho, thì hỏi có gì mà khổ? Tôi còn đang béo ra đây này”, bà Nga (55 tuổi) một người dân trong khu cách ly phố Trúc Bạch (Hà Nội) hài hước chia sẻ.

Để đảm bảo an toàn cho và đẩy lùi dịch bệnh COVID-19, chính quyền Hà Nội đã thực hiện cách ly 2 khu vực gồm Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội) và một đoạn phố trong ngõ 165 Cầu Giấy, (quận Cầu Giấy, Hà Nội).

Các khu phố cách ly vẫn đang được các cơ quan chức năng túc trực canh gác ngày đêm.

Tính đến thời điểm hiện tại, tuyến phố Trúc Bạch đã được cách ly 7 ngày, tiến hành sát khuẩn thường xuyên và đo thân nhiệt người dân hàng ngày theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Sau khi có thông tin từ bộ Y tế xác nhận trường hợp nhiễm COVID-19 thứ 39 tại Việt Nam, được xác định là nam hướng dẫn viên 25 tuổi (cư trú ở ngõ 165 Cầu Giấy), chính quyền Hà Nội cũng đã tiến phun Thu*c sát khuẩn, lập rào chắn trong con ngõ này.

Tính đến thời điểm hiện tại, tuyến phố Trúc Bạch đã được cách ly 7 ngày.

Mỗi ca trực kéo dài từ 4-5 tiếng.

Trước diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, lực lượng chức năng đã tích cực tiến hành nhiều biện pháp cách ly những khu vực và người dân có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Việc làm này đều tuân theo những khuyến cáo của Bộ Y tế để đảm bảo an toàn cho người dân và phòng chống dịch.

Đến chiều ngày 13/3, 2 khu phố cách ly trên vẫn đang được lực lượng chức năng túc trực 24/24 để đảm bảo an toàn. Các nhu yếu phẩm hàng ngày đều được cung cấp miễn phí đến những khu cách ly để phục vụ cuộc sống cho người dân.

Công tác phun Thu*c khử trùng vẫn được thực hiện.

Người dân cũng được đo thân nhiệt, kiểm tra sức khoẻ hàng ngày.

Người dân trong khu cách ly vẫn hàng ngày ngồi tâm sự với nhau những câu truyện trong cuộc sống.

"Sáng chúng tôi quét sân rồi, chiều nay đến lượt các chú công an!"

Ghi nhận tại phố Trúc Bạch, lực lượng chức năng vẫn đang túc trực tại đây. Các công tác phun sát khuẩn, đo thân nhiệt và vệ sinh khu phố vẫn đang được các cơ quan chức năng tích cực phối hợp triển khai hàng ngày.

Tại đây cứ vào mỗi buổi chiều, người dân trong khu cách ly Trúc Bạch lại cùng nhau xuống công viên và con đường trước nhà để tập thể dục, chơi các bộ môn thể thao như đá cầu, cầu lông. Những người lớn tuổi tranh thủ ngồi hóng mát, nhâm nhi ly trà hít thở không khí dưới tán cây xanh không có xe cộ qua lại như trước đây.

Cuộc sống của người dân vẫn diễn ra tấp nập trong khu cách ly Trúc Bạch, tiếng nô đùa của đám trẻ làm náo nhiệt cả một khu phố.

Người dân vẫn tập thể dục đều đặn hàng ngày.

Chiều ngày 13/3, lực lượng Công an quận Ba Đình, (Hà Nội), đã phối hợp với các đơn vị tiến hành tổng vệ sinh khu phố cách ly. Đang tập thể dục trong công viên, bà Nga nói với ra ngoài với chúng tôi: "Sáng nay chúng tôi quét sân rồi, chiều nay đến lượt các chú công an, giờ tôi chỉ tập thể dục thôi", dù đang đeo khẩu trang nhưng vẫn nhận ra bà Nga cười đến độ híp mắt.

Chia sẻ với chúng tôi, bà Nga cho biết, bản thân cảm thấy rất thoải mái và rất ổn trong khu cách ly. Hàng ngày ăn uống điều độ và tập thể dục.

Bà Nga cho rằng, bản thân không cảm thấy có điều gì khó khăn khi sống trong khu cách ly.

"Chiều nay đến lượt các chú công an quét, sáng nay chúng tôi quét sân rồi, giờ tôi chỉ tập thể dục thôi", bà Nga tếu táo.

"Trong này không thiếu thứ gì cả, mọi thứ đều được cung cấp đầy đủ. Hàng ngày tôi vẫn ăn uống, ngủ nghỉ điều độ rồi xuống sân tập thể dục, nói chuyện với mọi người. Cuộc sống cảm thấy rất ổn, không có vấn đề gì", bà Nga cho biết.

Theo bà Nga, dịch bệnh đến thì mọi người đều phải cùng chung tay chống lại dịch bệnh. Mỗi người cần có ý thức chung với cộng đồng.

Người dân vui vẻ chơi cầu lông nhưng vẫn không quên đeo khẩu trang phòng bệnh.

"Bệnh dịch thì chấp nhận, ăn cơm nhà nước nuôi, đến bữa có người mang cơm đến tận nhà. Thiếu gì có các anh Công an đi mua cho, thì hỏi có gì mà khổ? Các chú Công an, bệnh viện mới khổ. Ngày đêm phải thay phiên nhau ngồi canh gác ngoài cổng rồi chăm sóc người bệnh, vậy mới khổ chứ tôi còn đang béo ra đây này", bà Nga hóm hỉnh chia sẻ.

Chiến sĩ công an: "Nhiều khi đói nhưng chưa đến lúc đổi ca nên cũng cố nhịn"

Theo anh Hải, một người dân cách ly trong khu Trúc Bạch cũng cho biết, bản thân đã chủ động xin nghỉ tại nơi làm việc từ những ngày đầu để chủ động cách ly cùng mọi người.

Các em nhỏ nô đùa quên mệt mỏi trong khu cách ly.

Mỗi em đều được bố mẹ đeo khẩu trang giúp để đảm bảo sức khoẻ.

"Hàng ngày tôi vẫn ăn uống, ngủ nghỉ và tập thể dục điều độ. Tôi chủ động xin nghỉ tại nơi làm việc ở nhà làm việc online từ đầu để cách ly cùng mọi người ở nhà", anh Hải chia sẻ.

Theo các chiến sĩ công an làm nhiệm vụ canh gác tại khu phố Trúc Bạch cho biết, mỗi chiến sĩ sẽ túc trực canh gác tại đây 4 tiếng/ca. Trong ngày, các chiến sĩ sẽ thay ca nhau trực để đảm bảo an toàn cho người dân.

Tại ngõ 165 Cầu Giấy, (Hà Nội), lực lượng chức năng cũng túc trực bảo vệ khu vực cách ly. Mỗi khi có người dân có ý định vào khu cách ly đều được Công an tại đây ngăn cản và nhắc nhở.

Ghi nhận tại khu cách ly ngõ 165 Cầu Giấy (Hà Nội), lực lượng Công an cùng Dân quân Tự vệ phường Dịch Vọng và lực lượng Dân phòng cũng ngày đêm túc trực tại đây để đảm bảo an toàn trong khu vực.

Người dân được hỗ trợ cơm và khẩu trang miễn phí hàng ngày.

Một chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ tại đây cho biết, mỗi ca trực tại khu cách ly của các chiến sĩ sẽ kéo dài khoảng 5 giờ. Thời gian ngày đêm sẽ được chia đều, do cũng đã quen với công việc chỉ nghĩ đến hoàn thành tốt nhiệm vụ chứ không thấy vất vả.

Đa số người dân nơi đây cũng cảm thấy khá thoải mái trong khu cách ly.

"Hôm qua thì tôi trực đến 12h đêm, hôm nay thì chưa rõ. Nhiều khi đói nhưng chưa đến lúc đổi ca nên cũng cố nhịn nhưng đó là điều bình thường vì công việc chưa hoàn thành. Tôi chỉ nghĩ đến hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì người dân là vui rồi", một chiến sĩ công an tâm sự.

Hầu hết các lực lượng chức năng túc trực tại đây đều cảm thấy quen với công việc và tất cả đều hướng đến mục đích chung là bảo vệ người dân, đẩy lùi dịch bệnh.

Theo Báo dân sinh

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/nguoi-dan-trong-khu-cach-ly-o-ha-noi-cong-an-benh-vien-moi-kho-chu-toi-con-dang-beo-ra-day-nay-20200313173812111.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Thưa bác sĩ, Tôi có người bạn viêm thận mãn độ 4, hơn 1 năm nay trị liệu bằng phương pháp thẩm phân phúc mạc tại nhà, nhưng tình hình sức khỏe gần đây không khả quan. Nay bạn tôi muốn thay thận (do người cô ruột cho) xin hỏi bác sĩ:
  • Mangyte cho em hỏi các bệnh viện lớn ở TPHCM được nghỉ tết âm lịch mấy ngày? Vì nhà em ở xa lên tết này em có người nhà ở đó, em đi lên đó chơi tiện em đi khám luôn nhưng không biết ngày nào. Mong Mangyte giúp em với! (Em Dũng - Lâm Đồng) Mangyte cho tôi hỏi mùng 4 tết BV Bạch Mai làm việc chưa? Hôm qua tôi bị đau thắt ngực, hôm nay thì lại không sao nhưng tôi muốn đi kiểm tra tim mạch cho yên tâm. Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Tuấn - Hà Nội)
  • Tết tây này được nghỉ tới 4 ngày, tôi muốn tranh thủ mấy ngày nghỉ đi làm mấy cái xét nghiệm mà không biết BV Hòa Hảo có nghỉ tết tây không? Ông bác tôi thì định đến BV Đại học Y dược để nội soi qua mũi, liệu có đi được không hay đợi qua năm mới? Còn Khám bệnh online của Mangyte có nghỉ tết tây không vậy? Cảm ơn Mangyte, chúc năm mới nhiều niềm vui! (Trần Đức Nhân - TPHCM)
  • Chào bác sĩ, Cháu bị lệch sống mũi do va chạm cách đây 4 năm. Hiện cháu không tự tin khi giao tiếp vì chiếc mũi bị lệch 1 bên. Cháu muốn chỉnh mũi lại nhưng không biết nhiều thông tin về lệch sống mũi, phương pháp chữa lệch sống mũi nào giúp lành và tự nhiên nhất, nên khám chữa tại bệnh viện nào và giá cả là bao nhiêu? Mong nhận được hồi âm sớm từ BS. Cháu cám ơn BS nhiều! (Hùng Lê - hungle...@gmail.com)
  • Bác sĩ cho em hỏi khám ngực ở bệnh viện nào uy tín vậy ạ? (Thanh Tuyền – TPHCM)
  • Em muốn mua bảo hiểm y tế của bệnh viện da liễu TPHCM, vậy em có thể mua ngay tại BV không ạ? Nếu có thể thì được lấy ngay không và giá bao nhiêu vậy ạ? Em rất mong nhận được phản hồi từ mangyte, em xin cám ơn. (Anh Vân - tranong...@gmail.com)
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY