Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Người thắng vì CẦN, nghiệp lớn vì KHIÊM, gia hòa tại KIỆM

Lười biếng, kiêu ngạo và hoang phí không chỉ hủy hoại một người, mà còn là nguyên nhân làm lụi bại cả một gia tộc. Muốn gia tộc hưng thịnh, phải làm được “siêng năng, khiêm tốn và tiết kiệm”.

Tăng quốc phiên, một nho gia lỗi lạc nổi tiếng của trung quốc trong một cuốn sách viết để lại cho con cháu có một câu quan trọng như này: "người bại vì lười, nghiệp bại vì ngạo, gia bại vì hoang".

Ông cho rằng, lười biếng, kiêu ngạo và hoang phí không chỉ hủy hoại một người, mà còn là nguyên nhân làm lụi bại cả một gia tộc. muốn gia tộc hưng thịnh, phải làm được "siêng năng, khiêm tốn và tiết kiệm".

siêng năng của franklin, hàng xóm ai ai cũng gật đầu khen ngợi.

Bạn của ông nói: "Franklin là người chăm chỉ nhất mà tôi từng gặp, trên đường từ CLB về nhà, tôi thấy cậu ấy vẫn đang làm việc, sáng sớm ngủ dậy đã thấy cậu ấy bắt đầu làm việc rồi."

Chăm chỉ, siêng năng là gốc rễ của thành công, sự cần cù của franklin không chỉ giúp ông nâng cao năng lực cá nhân, mà còn giúp ông nhận được nhiều lời khen và sự yêu mến của mọi người.

Người siêng năng, có thể khiến người khác trông thấy được tiềm lực, dù hiện tại chỉ là một kẻ vô danh tiểu tốt, cũng cần dùng sự chăm chỉ để rèn lấy thực lực.

Hou Baolin, bậc thầy trong ngôn ngữ kịch Trung Quốc chỉ học 3 năm tiểu học, có một lần, ông muốn mua bộ truyện cười thời Minh mang tên "Hước lãng", nhưng chạy khắp các tiệm sách cũ ở Bắc Kinh cũng đều không tìm thấy.

Sau này, khi biết được ở thư viện Bắc Kinh có bộ sách này, ông đã quyết định chép lại.

Lúc đó là mùa đông, ông không nề hà tuyết rơi, hàng ngày đều chạy tới thư việc chép sách, một bộ sách mấy chục vạn chữ, ông dùng 18 ngày để chép lại hết.

Sau này, một người chỉ học hết 3 năm tiểu học như Hou Baolin đã trở thành một nhà ngôn ngữ kịch nổi tiếng khắp Trung Quốc.

Một thước đất một thước thu hoạch, người thực sự thông minh sẽ dùng sự siêng năng cần cù để đổi lấy cơ hội.

Trong cuộc sống có rất nhiều người như này, họ luôn tự cho mình "thông minh hơn người" nên trở nên lười biếng, đi đường tắt để có lại lợi ích lớn, cái giá bỏ ra trông thì có vẻ rẻ, nhưng thực ra là đang chôn Thu*c nổ cho tương lai. Hôm nay bạn lười biếng, ngày sau bạn sẽ phải trả giá gấp nhiều lần.

Trên đường đời, bất luận có gặp phải chuyện gì, thì siêng năng cần cù vẫn mãi là tấm át chủ bài mạnh mẽ nhất. chỉ khi bạn chăm chỉ, cơ hội đổi đời mới tìm tới với bạn.

khiêm tốn cứ bình thản mà nhận lấy phúc khí, vận may.

Bản thân Tăng Quốc Phiên ban đầu không phải là một người khiêm tốn. Khi còn trẻ ông cũng khá ngạo mạn. Bởi vì trong tất cả bạn bè, chỉ có mình ông là thi đỗ tiến sĩ Nho học, nên ông luôn cảm thấy mình rất giỏi giang. Mấy năm đầu khi vừa tới Bắc Kinh, ông thường xuyên xảy ra mâu thuẫn với người khác.

Có một lần vì bất đồng quan điểm mà ông và đồng hương Trịnh Tiểu San cãi nhau một trận rất lớn, thậm chí còn tới mức sắp động thủ, được mọi người can ngăn những vẫn đứng đối diện chỉ thẳng vào mặt đối phương lôi tổ tông của nhau ra nói. Chuyện này truyền tới tai người khác, ai cũng cho rằng ông tính khí không tốt, không đáng kết giao.

Sau này, Tăng Quốc Phiên lập chí làm Thánh nhân, ông bắt đầu suy ngẫm và xem xét lại tính cách và tính khí của mình. Sau khi viết lại hết mọi chuyện, ông ngồi suy ngẫm một lát, rồi ngay lập tức tìm tới Trịnh Tiểu San để xin lỗi. Trịnh Tiểu San cảm động, vốn dĩ hai người đều có cái sai, nhưng Tăng Quốc Phiên lại chủ động xin lỗi trước, vậy là hai người uống rượu làm hòa với nhau.

Kể từ đó về sau, Tăng Quốc Phiên trước khi làm gì đều suy nghĩ cho đối phương trước, bạn bè ngày càng nhiều, danh tiếng cũng ngày một vang xa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng giúp Tăng Quốc Phiên thăng tiến nhanh.

Một người ngạo mạn vô lễ, mọi người đều sẽ tránh xa và cô lập anh ta, gặp chuyện không nhận được sự giúp đỡ, rơi vào thực trạng cô lập, cách thất bại tất nhiên cũng chẳng còn xa.

Một người khiêm tốn khiêm nhường, đối xử với mọi người hòa nhã, người muốn làm bạn với họ tự nhiên sẽ nhiều lên, phúc báo không ngừng được tích lũy, cơ hội được giới thiệu cũng nhiều hơn, đường đi sẽ ngày một thênh thang hơn.

Kazuo inamori, người được mệnh danh là thánh kinh doanh của nhật bản từng nói: "người càng vô tích sự thì càng ra vẻ ta đây, thái độ ngạo mạn, thích thể hiện. nếu một người vì khiêm tốn dè dặt mà bị khinh thường, vậy thì cái kẻ khinh thường người khác đó mới là kẻ ngu xuẩn."

Trời rộng còn có trời rộng hơn, người tài còn có người giỏi hơn. địa vị càng cao, càng cần khiêm tốn. những đỉnh núi mà người thành công trèo lên không phải là dẫm lên vai những người khác, người thành công dù có một năng lực cạnh tranh mạnh mẽ, nhưng họ đồng thời cũng là những người vô cùng khiêm tốn, họ luôn nỗ lực trong âm thầm. ngạo mạn sẽ che mờ đôi mắt, khiêm tốn mới giúp bạn "vén màn mây mù để nhìn thấy trời xanh", để trông thấy được điều mà mình còn thiếu sót.

Gia Cát Lượng trong cuốn "Giới tử thư" có viết: "Kiệm dĩ dưỡng đức", cần kiệm là dưỡng đức, đức có thể thành toàn nên một người, càng có thể làm một gia tộc trở nên thịnh vượng.

Quá khứ, chúng ta nghèo, tiết kiệm là đương nhiên, hiện tại, chúng ta giàu, vẫn cần phải tiết kiệm. biết tiết kiệm, không hoang phí mới giữ được của, mới giữ được hạnh phúc.

Lười biếng, kiêu ngạo tự mãn, hoang phí, là những điểm yếu của con người, là nguyên nhân cốt lõi khiến sự nghiệp lụi bại, gia nghiệp bất khởi.

Muốn làm người trên người, phải siêng năng; muốn thuận lợi mọi bề, phải khiêm tốn; muốn giữ được hạnh phúc, phải cần kiệm.

Nếu lúc nào chúng ta cũng có thể tự suy ngẫm lại về bản thân, tránh xa những thói quen xấu, vậy thì cuộc đời và gia đình mới ngày càng thuận lợi.

Thế giới đổi thay từng ngày, nhưng "cần", "khiêm", "kiệm" thì vẫn luôn giữ được bản chất tốt đẹp của nó.

Như Nguyễn

Mạng Y Tế
Nguồn: CafeBiz (https://cafebiz.vn/nguoi-thang-vi-can-nghiep-lon-vi-khiem-gia-hoa-tai-kiem-2020061021065998.chn)

Tin cùng nội dung