Cây thuốc quanh ta hôm nay

Người xưa điều trị ung thư vú như thế nào?

Không phải lúc nào, việc sử dụng dược liệu hóa chất của tây y, cũng có thể điều trị được các căn bệnh nguy hiểm. Những xu hướng nghiên cứu hiện nay, đã và đang sử dụng Đông y, trong phòng ngừa và điều trị các căn bệnh nguy hiểm.

1. Câu chuyện bà Tu You You, tìm ra cách chữa bệnh sốt rét từ thảo dược.


Năm 2015, cựu Viện trưởng Học viện Y học cổ truyền Trung Quốc, bà Đồ U U (Tu You You) 84 tuổi, đã trở thành người phụ nữ thứ 12 trên thế giới, và là người Trung Quốc đầu tiên nhận giải thưởng Nobel, trong lĩnh vực y học, vì công lao phát hiện ra Thu*c Artemisinin, chống bệnh sốt rét.


Trong những năm 60, bệnh sốt rét lan rộng ở Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam. Riêng Trung Quốc, đã có gần 20 triệu người mắc bệnh trong thập niên đó. Đây cũng là thời điểm khốc liệt, của Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc, khi phần lớn trí thức của nước này, bị tống vào các trại cải tạo. Do đó, việc nghiên cứu các loại Thu*c chữa bệnh bị đình trệ. Lúc đó, chính phủ Trung Quốc tiến hành một dự án quân sự bí mật, tên là dự án 523, để tìm Thu*c chống lại bệnh sốt rét.


Năm 1969, bà Đồ U U, từng làm việc ở Học viện Y học Cổ truyền Trung Quốc từ năm 1955, được giao làm chủ nhiệm dự án 523. Thay vì nghiên cứu các loại Thu*c hiện đại, bà Đồ đã tìm hiểu các văn thư Trung y cổ, để tìm loại thảo dược chống sốt rét. Bệnh sốt rét có thể đã truyền nhiễm, cho con người từ trên 5000 năm trước, và những mô tả sớm nhất về rối loạn máu do truyền nhiễm, đã có trong các cổ thư Trung Hoa, từ 2700 năm trước công nguyên. Bà tìm thấy một tia hy vọng qua cổ thư từ 2000 năm trước, trong đó mô tả cách dùng cây thanh hao hoa vàng, (Artemisia annua), có thể chữa bệnh sốt rét. Cổ thư này viết trên một miếng lụa, chôn trong các mộ cổ từ thời nhà Hán, (năm 168 trước Công nguyên), ngoài ra, thời nhà Minh cũng có văn tự mô tả cây thanh hao hoa vàng, được dùng để ngắt cơn sốt.


Sau 2 năm, nhóm của bà đã thử nghiệm 380 chiết xuất, từ 200 loại thảo dược khác nhau, để cuối cùng phát hiện ra Artemisinin, (hợp chất hữu cơ). Nhưng thời Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc, không có điều kiện để thử nghiệm các loại Thu*c mới, nên bà Đồ và các đồng sự, đã dũng cảm thử Thu*c trên chính cơ thể mình. Bà Đồ kể lại:“3 thành viên trong nhóm và tôi, đã trực tiếp dùng chiết xuất Thu*c để thử. Niềm tin duy nhất của chúng tôi là Trung y cổ truyền, đã từng dùng loại thảo dược này làm Thu*c thường xuyên”.


Hiện nay loại Thu*c do bà Đồ phát minh, được cung cấp cho 400 triệu người trên toàn cầu mỗi năm. Ở Trung Quốc, artemisinin giúp cắt cơn bệnh sốt rét, cho 24 triệu người trong những năm 70, và hàng chục ngàn người vào những năm 90. Riêng tại châu Phi, hàng năm có hơn 100000 người được cứu nhờ loại Thu*c này.


Trả lời câu hỏi, về lý do lựa chọn lĩnh vực Y học cổ truyền trong sự nghiệp, bà Đồ cho biết: “Từ thuở nhỏ, tôi đã chứng kiến rất nhiều phương Thu*c dân gian, được dùng để trị bệnh và chúng rất hiệu quả. Sau đó, tôi gặp Giáo sư Lin Qi Shou ở trường đại học. Ông đã truyền các kiến thức, và sự đam mê nghiên cứu thảo dược cho thế hệ trẻ. Từ đó tôi yêu thích và đi theo con đường này”.


Từ xa xưa, những bài Thu*c dân gian đã được dùng để trị nhiều loại bệnh, và trên thực tế chúng đều có hiệu quả. Cũng chính vì lẽ đó mà y học ngày nay, vẫn đang hướng đến sự kết hợp điều trị giữa đông y và tây y, để nghiên cứu ra phương pháp chữa trị các căn bệnh thời nay. Điều đó cũng giống như việc, bà Đồ U U tin vào cây Cải ngọt, để điều chế ra Thu*c chống lại bệnh sốt rét.


2. Đông y đã điều trị ung thư vú">điều trị ung thư như thế nào?


Cũng như câu chuyện của bà Đồ U U, hiện nay nhiều xu hướng chữa bệnh, đã quay trở lại nghiên cứu từ những phương pháp chữa bệnh từ Đông y, được sử dụng từ xưa. Một trong những bệnh, đang được nghiên cứu hướng điều trị từ Đông y, chính là bệnh Ung thư vú.


Ung thư vú là một trong những bệnh nguy hiểm, thường gặp và gây Tu vong hàng đầu của phụ nữ trên toàn Thế giới. Hiện nay, y học đã có rất nhiều phương pháp, để điều trị các tế bào ung thư vú, nhưng thường phải trải qua quá trình điều trị lâu dài và tốn kém, như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, vân vân. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa bệnh, bằng những dược liệu quý dưới đây:


Trinh nữ hoàng cung:


Trinh nữ hoàng cung, (Crinum latifolium L.), họ thủy tiên (Amaryllidaceae), thuộc loài cây thân thảo, gần giống cây náng hoa trắng, thân hành, đường kính 10 đến 16cm, bẹ lá úp vào nhau thành thân giả, dài khoảng 8 đến 15cm, có màu đỏ tía của sắc tố antocvan. Lá mỏng hình dải, mép lá nguyên, hơi uốn lượn, dài 70 đến 120cm, rộng 3 đến 9 cm, gân lá song song.


Từ năm 1983 cho đến nay, các công trình nghiên cứu về Trinh nữ hoàng cung, đã công bố thành phần hóa học của nó, có khoảng 32 alcaloids. Trong số đó, đáng quan tâm là một số alcaloids, có tác dụng kháng u như: crinafolin, crinafolidin, lycorine, và b - epoxyambellin, tác dụng trên tế bào T - lymphocyte, và còn có tác dụng kháng khuẩn như hamayne, (bulbispenmine, flavonoid, demethylcrinamine). Ngoài alcaloids, còn có các hợp chất bay hơi, aldehyd, acid hữu cơ, terpens và glucan A, glucan B.


Trong dân gian, người ta dùng nước sắc của lá Trinh nữ hoàng cung, để trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng và u xơ tiền liệt tuyến. Cách dùng: mỗi ngày uống nước sắc của 3 lá trinh nữ hoàng cung hái tươi, thái nhỏ ngắn 1 đến 2cm, sao khô màu hơi vàng, uống luôn trong 7 ngày rồi nghỉ 7 ngày, uống 7 ngày. Tổng cộng 3 đợt uống 7 x 3 x 3 = 63 lá, xen kẽ giữa 2 đợt nghỉ uống một đợt 7 ngày.


Nấm Linh chi:


Trong nấm Linh chi có hoạt chất Polysacarit, có tác dụng kháng ung thư, chống rối loạn miễn dịch và điều hòa huyết áp. Ngoài ra, hoạt chất Tritecpin trong nấm Linh chi, có tác dụng chống dị ứng và phục hồi gan cũng rất tốt. Không kể người ung thư, kể cả người bình thường dùng nấm Linh chi, cũng rất tốt cho sức khỏe.


Tam thất:


Cũng giống như nấm Linh chi, Trinh nữ hoàng cung, Tam thất cũng được xem là một “tiên dược”, có thể điều trị được rất nhiều các loại bệnh, trong đó có ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, u xơ tử cung, vân vân. Tam thất có công dụng khá mạnh mẽ, hoạt động giống như một Estrogen. Tam thất khi dùng kết hợp điều trị ung thư, sẽ làm giảm tính nhạy cảm của các mô, do đó có thể hạn chế việc sử dụng các loại xạ trị, và giảm tác dụng phụ của việc dùng hóa trị điều trị bệnh.


Bạch hoa xà thiệt thảo:


Theo Đông y, Bạch hoa xà thiệt thảo có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát, không độc. Đây là một trong những cây Thu*c nam, có trong bài Thu*c cổ truyển của Y học Trung Quốc, có thể trị các chứng sưng đau do các bệnh ung thư, và các chứng nhiễm trùng đường tuyến tiền liệt, viêm thanh quản, viêm phổi, viêm gan, vân vân, trị ung nhọt.


Trong dân gian còn có bài Thu*c:


“Bạch hoa xà thiệt thảo Bán chi liên, mỗi vị 40g, được dùng nhiều trong các bài Thu*c trị các loại ung thư, (Quảng Tây Trung Thảo Dược).


Bán chi liên:


Bán chi liên còn có tên gọi khác là: Cỏ đa niên, Hoàng cầm râu, Nha loát thảo. Đây là một loại cây thuộc họ hàn tín, có thân 4 góc, lá mọc đối, phiến lá hình trứng hẹp đến hình mũi mác, dài 1 đến 2cm. Bán chi liên có nhiều ở miền Bắc nước ta, tại các vùng sang và ẩm như rãnh nước, hai bên bờ ruộng, vân vân.


Theo Đông y, Bán chi liên có vị đắng, tính mát. Có tác dụng lợi tiểu, giải độc, thanh nhiệt, tiêu sưng, giảm đau, chống khối u tân sinh.


Bán chi liên có công dụng rất tốt, để điều trị các bệnh như viêm gan, viêm ruột thừa, trị khối u tân sinh, vân vân.


Đây là những dược liệu đã được sử dụng từ lâu đời, để điều trị các bệnh về u vú, u xơ vú, ngăn ngừa ung thư vú. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm, điều trị các bệnh về vú chứa các nguyên liệu này. Tuy nhiên, ít có sản phẩm nào có đầy đủ tất cả các dược liệu kể trên. Sự kết hợp hiệp đồng giữa các nguyên liệu tự nhiên này, sẽ là phương pháp tối ưu, an toàn, hiệu quả nhất trong bảo vệ sức khỏe cho “núi đôi” của bạn.


Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/nguoi-xua-dieu-tri-ung-thu-vu-nhu-the-nao-n120618.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY