Ngoại Tiêu hoá - Gan mật hôm nay

Thuộc lĩnh vực ngoại tồng quát chuyên sâu về cơ quan tiêu hoá - gan mật, đảm nhận khám và điều trị các bệnh lý về ống tiêu hóa, gan mật, tụy lách, hậu môn - trực tràng. Hiện nay, khoa chủ yếu áp dụng phương pháp hiện đại trong trị liệu như phẫu thuật nội soi với sự hỗ trợ của dao siêu âm, dao cắt đốt đơn cực và đa cực, dao cắt lạnh,… Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại tiêu hoá - gan mật như: tắc ruột, viêm ruột thừa, tắc mật….

Nhân trần trị cảm nắng, nhuận gan mật

Nhân trần là cành và lá non phơi khô của cây nhân trần, tên khoa học là: Artemisia capillaris Thunb.

Có nhiều cây cùng tên nhân trần như: nhân trần cái, tên khoa học là: Adesnosma caeruleum R Br. Thuộc họ hoa mõm chó, còn gọi là Scrophullrriaceae, một số vùng gọi là hoắc hương núi, nhân trần bồ bồ, tên khoa học: Adesnosma capitatum Benth, cũng thuộc họ hoa mõm chó, Scrophullrriaceae, một số nơi gọi là cây bồ bồ, hay nhân trần đực, nhân trần Trung Quốc, nhân trần cao còn gọi là Artemisia capillaris Thunb, họ Cúc còn gọi là Asteraceae, tác dụng hạ sốt và ức chế vi khuẩn ngoài da, vân vân. nhân trần cái và nhân trần bồ bồ có tác dụng tăng tiết mật, tác dụng kháng viêm, nhưng nhân trần cái có tác dụng, tăng tiết mật nhiều hơn và tác dụng kháng viêm kém hơn bồ bồ.

nhân trần chứa tinh dầu với thành phần chủ yếu là pinen, capilen và xeton. Ngoài ra còn có flavonoid, hợp chất polyphenol và cumarin. Vị đắng cay, tính hơi hàn, vào các kinh tỳ, vị, can và đởm. nhân trần có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, thoái hoàng. Trị chứng vàng da, hoàng đản, do viêm gan, viêm túi mật sốt, người vàng, tiểu tiện không lợi. Có thể phối hợp với các Thu*c có tính ôn nhiệt, để trị các chứng bệnh do hàn thấp. Liều dùng: 20 đến 63g.

nhân trần được dùng làm Thu*c trong các trường hợp:

Lợi thấp, tiêu tan màu vàng ở da:

Bài 1: nhân trần 63g, sắc uống. Trị viêm gan siêu vi.

Bài 2: Thang nhân trần: nhân trần 24g, chi tử 12g, đại hoàng 8g. Sắc uống. Trị vàng da do viêm gan siêu vi, tiểu tiện ít, vàng đậm, đầy bụng, bí đại tiện.

Bài 3: Thang hân trần tứ nghịch: nhân trần 24g, phụ tử 12g, gừng khô 8g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị chứng bệnh do hàn thấp, da vàng, mạch trầm yếu, chân tay tê lạnh.

Bài 4: Bột nhân trần ngũ linh: nhân trần 16g, quế chi 8g, bạch truật 12g, trạch tả 12g, phục linh 12g, trư linh 12g. Sắc uống. Trị viêm gan siêu vi mạn tính, vàng da, tiểu tiện không lợi.

Bài 5: Trị viêm túi mật: nhân trần 63g, bồ công anh 63g, uất kim 63g, nghệ vàng 16g. Sắc uống.

Bài 6: Hạ sốt, làm ra mồ hôi: Các chứng cảm say nắng vào mùa hè thời kỳ đầu, thấp nhiệt bị hãm ở trong. Dùng Thang cam lộ tiêu độc: nhân trần 16g, hoạt thạch 20g, hoàng cầm 12g, thạch xương bồ 8g, mộc thông 8g, hoắc hương 6g, xuyên bối mẫu 8g, xạ can 6g, liên kiều 6g, bạc hà 6g, bạch đậu khấu 6g. Sắc uống. Trị thấp ôn thời kỳ đầu, phát sốt, chân tay tê buốt, tức ngực, trướng bụng, không ra mồ hôi, vật vã khó chịu, hoặc ra mồ hôi nhưng không hạ được sốt, nước tiểu đỏ, bí đại tiện, rêu lưỡi trắng hoặc dày nhờn.

Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau sinh dùng chè nhân trần, giúp cho ăn ngon, chóng phục hồi cơ thể và trị chứng vàng da của trẻ sơ sinh.

Lương y: Thảo Nguyên.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/nhan-tran-tri-cam-nang-nhuan-gan-mat-n117320.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY