Kinh tế xã hội hôm nay

Nhớ những ngày chống dịch ở Sơn Lôi

MangYTe - Giữa lúc khó khăn bủa vây, những cán bộ y tế mang trên vai sứ mệnh quan trọng và nặng nề khi trở thành “lá chắn thép” giúp người dân Sơn Lôi phòng chống dịch bệnh. Mỗi ngày, họ chia nhau đến từng từng ngôi nhà để sàng lọc, không cho dịch bệnh lây lan ra cộng đồng...

Nhớ những ngày chống dịch ở Sơn Lôi - Ảnh 1.

Hàng hóa nhu yếu phẩm cho người xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc luôn được đảm bảo Ảnh: Việt Linh

"Lá chắn thép" của thôn xóm

Năm 2020, vĩnh phúc là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước ghi nhận trường hợp lây nhiễm covid- 19 tại cộng đồng. tính đến thời điểm rằm tháng giêng, địa phương này có 10 ca mắc, trong đó tập trung ở huyện bình xuyên. tại xã sơn lôi (huyện bình xuyên) có nhiều trường hợp mắc do lây truyền thứ phát, trong đó có trường hợp một gia đình 3 người cùng nhiễm.

Theo chính quyền xã sơn lôi, vào thời điểm cơ quan chuyên môn xác nhận trên địa bàn xã có 3 người trong một gia đình dương tính với sars-cov-2, 6 thôn trong xã với khoảng 11.000 nhân khẩu đều lo lắng. để phòng chống dịch bệnh, xã sơn lôi đã tiến hành cách ly những trường hợp có tiếp xúc với bệnh nhân dương tính, đồng thời khử trùng tiêu độc nhà văn hóa, trường học.

Nhớ những ngày chống dịch ở Sơn Lôi - Ảnh 2.

Anh Nguyễn Văn Thu (công nhân phun Thu*c khử trùng) cho biết hóa chất để khử trùng là loại Cloramin B. Vị trí được khuyến cáo phun Thu*c là trong nhà và sân vườn xung quanh. Ảnh: Việt Linh

Sau chỉ thị cách ly "nội bất xuất, ngoại bất nhập", cuộc sống người dân sơn lôi tuy có chút đảo lộn nhưng không nhiều. có chăng chỉ những người làm nghề bán hàng ở chợ là thấy bất tiện do việc ra vào lấy hàng gặp khó khăn. giải đá bóng của địa phương tổ chức từ hôm mùng 5 tết chuẩn bị đá trận chung kết cũng phải bỏ dở. rồi hội gói bánh chưng của làng được tổ chức rằm tháng giêng hàng năm phải hoãn. tiếc nhất phải kể đến hội chùa linh đa tự và đình làng 300 năm tuổi của thôn ái văn. năm nào cũng vậy, từ mờ mờ sáng ngày rằm tháng giêng là đàn ông sửa soạn quần áo ra đình làng uống nước chè, phụ nữ dâng lễ ở chùa. chùa và đình làng cạnh nhau nên tiếng cười nói, chúc tết rôm rả. còn năm nay thì vắng lặng như tờ do dịch bệnh.

Tuy nhiên, sáng nào cũng vậy, ông Nguyễn Văn Nang, Bí thư Chi bộ kiêm cán bộ y tế thôn Ái Văn (xã Sơn Lôi) đến nhà các trường hợp đang cách ly tại nhà để kiểm tra sức khỏe, thân nhiệt. Được tập huấn dịch cẩn thận nên ông Nang không ngần ngại, rất cẩn thận và nhiệt tình hỏi han mọi người.

Nhớ những ngày chống dịch ở Sơn Lôi - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Văn Nang, Bí thư Chi bộ kiêm cán bộ y tế thôn Ái Văn, xã Sơn Lôi. Ảnh: Chí Cường

Ông Nang chia sẻ, từ mùng 6 Tết, khi thôn có ca bệnh đầu tiên là ông cũng mất ăn mất ngủ. Tất cả các đoàn đến kiểm tra, làm việc ở nhà gia đình có 3 người nhiễm dịch bệnh đều phải có ông Nang dẫn đến.

Nhớ lại những ngày ấy, ông Nang nhất quyết không bế và chơi đùa cùng các cháu nhỏ. Hai vợ chồng thì tạm tách nhau, ông chuyển vào ngôi nhà trong làng sinh hoạt để tiện cho công việc. Chưa kể, do hàng ngày đi lại, tiếp xúc với những người có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, ông Nang phải chịu nhiều lời đồn thổi và kỳ thị của một bộ phận cộng đồng. Thế nhưng chưa bao giờ ông nản lòng, dường như những thách thức đó còn tiếp thêm sức mạnh để ông chiến đấu đến cùng bảo vệ sức khoẻ người dân trong thôn, xã.

Cũng như ông năng, ngày nào y sĩ nguyễn thị hương cùng các đồng nghiệp cũng cần mẫn một công việc là "đi từng ngõ, gõ từng nhà" từng gia đình ở xã sơn lôi để hướng dẫn phun Thu*c khử khuẩn, vệ sinh môi trường, tư vấn dinh dưỡng.

Nhớ những ngày chống dịch ở Sơn Lôi - Ảnh 4.

Con đường dẫn vào xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc luôn có lực lượng an ninh chốt chặn 24/24h làm công tác đo thân nhiệt người ra vào, hướng dẫn người dân đeo khẩu trang đúng cách. Ảnh: Việt Linh

Chị hương và 6 y bác sĩ thuộc trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh vĩnh phúc được điều động về tăng cường cho sơn lôi từ ngày 13/2/2020 và ăn ở tại trạm y tế xã cùng các đồng nghiệp khác. công việc của họ là tham gia điều tra, phát hiện các trường hợp có biểu hiện bệnh, nghi bệnh và trường hợp tiếp xúc gần người bệnh để báo cáo, có biện pháp xử lý phù hợp, kịp thời. nhiều hôm nửa đêm, mới thiu thiu ngủ, nhận cuộc gọi khẩn cấp, chị hương và đồng nghiệp lại bật dậy họp bàn xử lý tình huống phát sinh. giữa những ngày cháy hết mình vì cộng đồng đó, những người vốn gắn cuộc đời với nghiệp áo blouse trắng cũng có những lúc chạnh lòng nhớ nhà khi tự tay vào bếp nấu ăn, hoặc lúc chứng kiến bữa tối sum vầy của những gia đình khác trong vùng dịch…

Cùng ăn, cùng ở, cùng chống dịch với người dân

Nhớ những ngày chống dịch ở Sơn Lôi - Ảnh 5.

Cán bộ y tế làm việc, thực hiện chống dịch COVID-19 tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc.

Trạm y tế xã sơn lôi thời điểm có dịch bệnh luôn túc trực nhiều bác sĩ, điều dưỡng có nhiệm vụ giám sát từng người dân, từng nhà, mỗi ngày 2 lần đo nhiệt độ. chỉ cần người nào có biểu hiện gai người, rét run, mệt... sẽ được đưa đi cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.

Từ khi dịch bùng phát ở xã Sơn Lôi, Tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế đã cắm chốt tại huyện Bình Xuyên, chia các nhóm dự phòng, môi trường, điều trị, theo phương châm "cầm tay chỉ việc" đến cán bộ y tế các cấp. Họ làm việc không có ngày nghỉ, trực 24/24 giờ tại Bình Xuyên để sẵn sàng đáp ứng những tình huống khẩn cấp có thể xảy ra. Họ cùng ăn, cùng ở và cùng chống dịch với người dân nơi đây.

"Với xã Sơn Lôi, việc tuyên truyền đến tận từng thôn. Câu thần chú của chúng tôi là "phát hiện, phát hiện và phát hiện - cách ly, cách ly và cách ly". Quan điểm đặt ra là không bỏ sót, cách ly nghiêm ngặt", PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, thành viên của Tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế được tăng cường lên điểm nóng Bình Xuyên tâm sự.

Nhớ những ngày chống dịch ở Sơn Lôi - Ảnh 6.

Ngay từ thời điểm có dịch bệnh, người dân thôn Ái Văn đã biết bảo ban nhau, nâng cao ý thức để việc phòng chống dịch chung được hiệu quả.

Ở đây, Tổ công tác rất bận rộn chia 10.600 người dân thành các nhóm hộ gia đình, cứ 50-60 gia đình/nhóm và mỗi nhóm có một đội giám sát. Đội giám sát này sẽ đo thân nhiệt, thăm hỏi tình trạng sức khỏe các thành viên trong gia đình 2 lần/ngày. Sự sát sao đến mức "con ruồi bị ốm cũng phát hiện được".

Còn tại con đường tỉnh lộ 310 dài hơn 1km là hàng loạt các trạm kiểm soát được lập để giám sát chặt chẽ người dân ra vào. Lều bạt dã chiến đều được dựng lên ngay cạnh đó để phục vụ quá trình phong tỏa, cách ly. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cán bộ y tế cùng lượng lượng công an không chỉ tuyên truyền, đảm bảo an ninh trật tự mà còn hướng dẫn người dân đeo khẩu trang đúng cách, hay như việc nhắc nhở người dân thường xuyên vệ sinh vật dụng, dụng cụ cũng như nhà cửa sạch sẽ bằng cách rắc vôi đường làng, ngõ xóm khử khuẩn…

Chứng kiến những cán bộ chấp nhận nguy hiểm, dấn thân vào ổ dịch không kể đêm ngày mới thấy hết được giá trị từ những gì mà họ mang đến cho cộng đồng. Còn nhiều khó khăn khác mà họ vẫn thường xuyên phải đối mặt. Đó là sự hiểu nhầm, lảng tránh của mọi người, là sự chênh lệch về quyền lợi giữa những người làm công tác dự phòng với đội ngũ y, bác sĩ ở các bệnh viện. Dù vậy, không ai trong số họ nản lòng, lùi bước. Họ chấp nhận đương đầu với thử thách khắc nghiệt, bởi họ đã chọn cho mình con đường dấn thân vì cộng đồng…

Một người bán hàng trong thôn An Lão (xã Sơn Lôi) kiên định nói: “Những ngày dịch bệnh, được các cán bộ y tế tuyên truyền, động viên bình tĩnh, phòng bệnh đúng cách, mọi người cũng an tâm hơn. Các gia đình cũng tự khử trùng xung quanh nhà và đường làng ngõ xóm bằng vôi bột. Người dân nơi đây đều rất có ý thức bảo vệ mình trước dịch bệnh. Vấn đề cốt lõi không nằm ở tiền bạc, mà là tình nghĩa lúc khốn khó. Cứ bình tĩnh, dịch rồi sẽ qua thôi”.

Cao Tuân

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/nho-nhung-ngay-chong-dich-o-son-loi-20210130094806691.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY