Những rừng cao su ở khắp các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, miền Trung vào mùa cạo chính |
Nghề cạo mủ cao su là công việc chính của hàng trăm hộ gia đình ở mỹ thạch (huyện chư sê, tỉnh gia lai), cũng là nghề của hàng nghìn hộ gia đình khác ở khắp các vùng tây nguyên, đông nam bộ, một số tỉnh miền trung. những người cạo mủ cao su trên cao nguyên này hôm nào cũng vậy, cứ nửa đêm là họ lại thức dậy, lọ mọ chuẩn bị dao cạo, đèn pin, xô đựng mủ cùng lọ dầu phòng gió lạnh để vào rừng cao su.
Mới hơn 1 giờ sáng, í ới những tiếng gọi nhau. cả không gian vẫn đang chìm trong màn đêm đen thẫm, từ đầu xóm cuối thôn là những tiếng bước chân, tiếng thùng sắt va vào nhau loảng xoảng, những ánh đèn loang loáng rồng rắn theo nhau đi..., họ bắt đầu vào đêm làm việc. nơi này cũng như những nơi khác có cao su đang thu hoạch đều chung một lịch làm việc như vậy, họ lấy đêm làm ngày, lấy vất vả mưu sinh, lấy ánh đèn pin thay ngọn đuốc soi đường. từng người, từng người, tất tả và cặm cụi, cần mẫn và lặng lẽ. giữa đêm lạnh nơi sương mù giăng nhẹ trên những ngọn cây, đi vào khu rừng cao su bạt ngàn mới thấy nỗi nhọc nhằn của những công nhân thu hoạch “vàng trắng”.
Một ngày làm việc của chị Lý |
Anh hoàng quốc tiến (45 tuổi), có thâm niên gần 20 năm cùng vợ đi vào sâu trong rừng cao su, nơi anh được phân lô để cạo mủ. sương đêm dày đặc, cái lạnh của mùa mưa cao nguyên càng lúc càng tê tái hơn. giữa rừng cao su tối om như mực, ngoài hai vợ chồng anh còn có hàng chục người khác. tất cả chỉ có thể nhận ra nhau bằng ánh đèn pin lóe sáng ở gốc cây.
Nửa đêm, ánh đèn của một người công nhân loang loáng trong rừng cao su |
Dưới ánh đèn pin lúc tỏ, lúc mờ, anh Tiến rạch từng đường lên thân cây cao su. Những nhát cạo chính xác như được đo bằng máy. Sau đó, khi dòng chất lỏng trắng tinh chảy ra, một chiếc bát gốm được đặt ngay dưới vết cạo để hứng dòng mủ chảy xuống. Cứ như thế, vợ chồng anh Tiến cũng như bao người khác cứ đi hết cây này đến cây khác, hàng cây này qua hàng cây kia, lần lượt, lần lượt, cho đến hết đêm...
Những đường cạo đều tăm tắp như được đo bằng máy |
Anh Tiến cho biết, từ tháng 3 đến tháng 12 âm lịch là mùa cạo mủ cao su, chính vụ là tháng 7 đến tháng 8. Trong những ngày chính vụ, công nhân phải làm hết sức mình, bình quân mỗi giờ cạo khoảng 250 cây cao su. Có gia đình nhận khoán tới vài ha. “Nếu một mình cạo thì từ nửa đêm tới hơn 5 giờ sáng mới xong, nếu cả gia đình làm phụ thì được nghỉ sớm hơn. Đến khoảng 7 giờ sáng sẽ thu gom mủ mang xuống nhà máy nhập”, anh Tiến cho hay.
Đã từng có một thời gian, giá mủ cao su xuống thấp, nhiều người lo lắng vì thu nhập thấp. năm 2019 có lẽ là năm u ám của ngành cao su, mủ cao su mất giá, nhiều nông trường phải cắt giảm chi phí, cắt giảm nhân công, giảm những diện tích cao su già cỗi để trồng mới hoặc trồng những loại cây khác. thời điểm đó, hàng nghìn công nhân cao su nơm nớp về thu nhập của mình. có người không trụ nổi đã phải tìm việc khác. có người thì vẫn kiên trì bám trụ với rừng cao su từng đêm, dù vô cùng khó khăn vất vả. gần 10 năm theo nghề cạo mủ cao su, chị trần thị nhung đã chứng kiến nhiều giai đoạn thăng trầm của ngành cao su. chị nhung nói: “có nhiều người không theo được nên đã bỏ nghề. ngày trước trong xóm của tôi có hàng chục người cạo mủ cao su nhưng nay chỉ còn khoảng 5 người theo nghề”.
Năm 2021, giá cao su xuất khẩu bình quân của việt nam tăng 6,8% so với năm trước, góp phần làm kim ngạch xuất khẩu tăng 10,7% so với năm trước. theo báo cáo của ngành cao su, những tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su sang trung quốc giảm mạnh cả về lượng và giá trị. tuy nhiên, xuất khẩu cao su của việt nam đã tăng mạnh ở nhiều thị trường khác như mỹ, hàn quốc, ấn độ... với vị trí thứ 3 toàn cầu về xuất khẩu cao su, cao su việt nam đã có mặt tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Đó, có lẽ là động lực không chỉ với lãnh đạo ngành cao su, với các nông trường, mà còn cả với những công nhân đang ngày đêm làm việc trên những cánh rừng cao su. bám trụ với rừng cao su trong đêm đen, họ được đền đáp công sức khi thu nhập ngày càng cao hơn, bảo đảm cho đời sống gia đình.
Trong rừng cao su bạt ngàn, bóng đêm bủa vây, phải có một trái tim bằng thép mới có thể vơi bớt nỗi sợ bóng đêm. “mần quen rồi! có sợ chi!”, một người phụ nữ vừa cạo cao su vừa nói. đêm thật lạnh, nhưng trên khuôn mặt chị lấm tấm mồ hôi, thi thoảng có giọt rơi loang loáng qua ánh đèn pin.
Vừa cạo mủ, chị Nguyễn Thị Lý vừa nói: “Có lẽ không nghề nào cực bằng, đêm thì đi làm, ngày thì chợp mắt được vài tiếng rồi lại phải dậy. Nhiều người bảo tôi bỏ nghề, nhưng bây giờ mà bỏ thì không biết làm nghề gì nữa nên đành phải cố gắng thôi”. Theo chị Lý, mỗi ngày thợ cạo mủ phải làm đúng 8 tiếng, từ 2 giờ đêm đến 9 giờ sáng. Không chỉ mất ngủ mà trong quá trình làm việc, các công nhân còn gặp rất nhiều nguy hiểm khó lường.
Với những người cạo mủ cao su ban đêm, nguy hiểm rình rập là điều khó tránh khỏi. cạo mủ cao su tùy theo khả năng cạo, có người cạo nhanh, có người cạo chậm. nhiều lúc mải mê cạo ngẩng đầu lên chẳng còn thấy ai bên mình nữa, những người cạo chung đã đi cách xa vài chục mét. có nhiều đêm bị rắn, rết tấn công... chị lý chia sẻ, thông thường, người cạo mủ sẽ đi giật lùi quanh thân cây, nhiều khi vướng cành cây bị ngã, bị thương... công việc nhọc nhằn, ngủ ngày làm đêm, ngày nào đi cạo mủ về cũng mệt rã rời. vì cuộc sống mưu sinh nên họ vẫn cố gắng không bỏ nghề.
Khoảng hơn 6 giờ sáng, khi ánh nắng mặt trời xua đi màn sương lạnh, cũng là lúc những miếng cạo cuối cùng được hoàn tất. những người thợ cạo mủ cao su mang cơm để sẵn trong cặp lồng ra ăn vội rồi giăng võng ra nằm chờ mủ chảy để thu hoạch. những tia nắng đầu tiên trong ngày chiếu xuống rừng cây cao su, những dòng mủ cao su trắng tinh tuôn ra, chảy thành dòng, ở phía bên kia, giấc ngủ muộn của người thợ cạo mủ cao su cũng bắt đầu...