Cuốn sách “như gió an lành” của long là một cuốn sách cần ở một ngưỡng của sự trải nghiệm. có thể vì long là một phật tử. cũng có thể vì long đang công tác ở báo giác ngộ. hoặc cũng có thể tâm của long lành, mưu cầu về cuộc sống đơn giản… và cũng có thể vì tất cả những điều đó nên những trang viết “như gió an lành” của long hầu như đều là những lời thủ thỉ, tự vấn nhẹ nhàng.
Có thể tưởng tượng như một buổi sáng trời đẹp, Long mời độc giả của mình ngồi xuống uống cùng nhau một tách trà ấm thơm mùi hoa cỏ. Rồi từ tốn giãi bày… thỉnh thoảng pha trò cười thành tiếng. Nhưng trong suốt cuộc nói chuyện dài 252 trang sách ấy không mảy may một lần thấy Long căng thẳng, cáu gắt hoặc mệt mỏi,…”, nhà thơ Nguyễn Phong Việt nói.
Nhà thơ best seller cũng chia sẻ, cái khó nhất của một người kể chuyện là giữ được vững thông điệp của mình bất kể người nghe là ai hoặc đến từ đâu, với những tâm sự gì. Cho nên tác giả chọn “những hạt giống câu chữ” của mình đều là những thứ hạt giống tự nhiên. Chấp nhận vốn dĩ mình gieo hạt đậu nành thì không thể gặt được cà chua. Gieo rồi, tưới nước rồi, chăm sóc rồi nhưng hạt đậu có nảy mầm, ra lá trổ hoa hay kết quả hay không lại là một hành trình khác.
Nếu nói đọc sách là con đường trải nghiệm thì sách của lưu đình long dường như là cơn gió thổi qua đời sống bộn bề chật vật, khiến mọi thứ xung quanh chợt tươi mới như cây cối sau mưa, như bầu trời hửng nắng đón một ngày mới.
Thoạt nhiên người đọc có cảm giác như ở rất gần tác giả bởi nhận ra những câu chuyện thường ngày của long, nhưng được một lúc, chính người đọc lại thấy gần với bản ngã của mình hơn, dần ngộ ra những về nó mà bấy lâu không để ý, để nhìn vào những điều căn bản nhất trong đời sống, để ươm mầm những hạt giống an lành và rồi nuôi dưỡng nó bằng tình thương sâu sắc.
Chủ đề liên quan:
an lành báo Giác ngộ cuốn sách giọng văn lời thủ thỉ lưu đình long phiền muộn PLVN Tâm Kinh thong dong