Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Những câu chuyện dậy sóng ở Ngôi nhà bình yên

Trong quá trình tham gia tư vấn, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo hành gia đình, bà Lê Thị Ngọc Bích chia sẻ thật sự ám ảnh và thót tim khi trực tiếp giải cứu nạn nhân ngay trong thời gian giãn cách xã hội vì Covid-19.

Lời cầu cứu run rẩy

Trong những ngày giữa tháng Bảy, PV tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật có dịp được ghé thăm Ngôi nhà bình yên (thuộc trung tâm Phụ nữ và phát triển, hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) – nơi cưu mang những phụ nữ, trẻ em bị bạo hành gia đình, xâm hại, buôn bán người…

Tiếp chúng tôi là bà Lê Thị Ngọc Bích (phòng Tham vấn, trung tâm Phát triển phụ nữ) có thâm niên 14 năm làm việc tại đây. Mở đầu câu chuyện, bà Bích thông tin về hai vụ việc mà chính bà đã hướng dẫn, giải cứu nạn nhân khỏi bạo lực gia đình trong thời gian dịch Covid-19 diễn ra căng thẳng. Theo đó, ngay ngày thứ 2 của đợt giãn cách xã hội, phòng Tham vấn của Ngôi nhà bình yên đã phải giải cứu cho 3 mẹ con ở Hà Nội.

Bà Bích nhớ lại về những trường hợp giải cứu nạn nhân khỏi bạo lực gia đình trong thời gian Covid-19.

Theo lời của bà Bích, bà nhận được cuộc điện thoại cầu cứu từ người phụ nữ tên L. thông qua đường dây nóng. Do là thời gian giãn cách xã hội nên việc tìm kiếm một chiếc taxi là vô cùng khó khăn.

“L. cho hay mình đã lớn tuổi, bị chồng đánh nhiều năm và thời gian dịch Covid-19 là đỉnh điểm của việc bạo lực. Không chịu được cảnh chồng ức hiếp, L. chạy trốn và cầu cứu đến chúng tôi, nhưng thời điểm đó giãn cách không bắt được xe. Chưa hết, L. đã chạy trốn ra khỏi căn nhà và không thể trở về vì chồng doạ giết”, bà Bích kể.

Trong suốt quá trình trò chuyện, người phụ nữ gần 15 năm gắn bó với Ngôi nhà bình yên không giấu nổi những trăn trở, suy tư khi kể tiếp về một trường hợp bà đã trực tiếp giải cứu ở ngoại tỉnh.

Trăn trở với những câu chuyện phụ nữ bị bạo hành trong gia đình (Ảnh minh hoạ)

“Trường hợp của chị T.A. (tỉnh Khánh Hoà), có hoàn cảnh khó khăn, ở nhà trọ, thực sự ở thời điểm đó nạn nhân rất cần rời khỏi nhà nhưng khi T.A. liên hệ với người thân, chủ nhà trọ và địa phương đều không được. T.A. kể, khi thấy chồng có dấu hiệu định chở cả 3 mẹ con đâm xuống vực thì T.A. nhận ra cuộc hôn nhân này không thể duy trì được nữa. T.A. đã nhiều lần định trốn ra khỏi nhà trọ nhưng chủ nhà trọ đều bảo không được, vì chồng T.A. đã dặn nếu T.A. đi ra ngoài là phải báo cáo lại cho người đàn ông này”, bà Bích kể.

Bà Bích chia sẻ thêm: “T.A. đã gọi điện cho chúng tôi và xin nhờ sự trợ giúp. Nhận được lời cầu cứu chúng tôi đã nhanh chóng liên hệ với các bên nhờ can thiệp”.

Màn giải cứu nghẹt thở

Nhớ lại về quá trình giải cứu nạn nhân T.A, bà Bích bày tỏ: “Khi T.A. liên hệ với trung tâm Phụ nữ và Phát triển, chúng tôi đã gọi điện cho vụ Bình đẳng giới, phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thị trấn, công an xã và hội phụ nữ nơi T.A ở đến để giải quyết. Tuy nhiên, hiệu quả không như mong đợi, ngược lại còn gây ra hậu quả cực kỳ tồi tệ đó là nạn nhân muốn Tu tu. Chúng tôi lại phải can thiệp khủng hoảng với trường hợp này”.

Nạn nhân của bạo lực gia đình thường rơi vào trạng thái tâm lý bất ổn.

Tiết lộ lý do T.A. rơi vào khủng hoảng, bà Bích cho biết: “Lý do chính là ngay từ hôm đầu tiên xuống nơi ở của T.A. giải quyết thì tất cả đều đổ lỗi, trách móc T.A. và nói rằng “phụ nữ phải nhịn đi thì gia đình mới yên ấm”. Các cơ quan ban ngành khác thì đổ lỗi cho T.A. vì đã không gọi cho mình từ trước mà phải để cho trung tâm Phụ nữ và Phát triển can thiệp; đồng thời, họ cho biết thời điểm này đang dịch Covid-19 nên không thể bố trí được phương tiện cho T.A. vào được Nhà bình yên ở Cần Thơ”.

Trong hai ngày giải cứu T.A., bà Bích rơi vào trạng thái rất căng thẳng, nghẹt thở: “Thời điểm đó, chúng tôi phải làm việc ở nhà, tôi phải phát một tín hiệu “SOS” khẩn cấp lên nhóm bởi T.A. có dấu hiệu tự sát. Khi T.A. nói một câu “chào” và cắt hết tất cả liên lạc, bằng linh cảm của người làm nghề lâu năm, tôi đoán được sắp có chuyện chẳng lành, khi đó lại vào lúc nửa đêm không thể liên hệ địa phương, người thân. Người duy nhất có thể liên hệ được lúc này là chồng – người gây ra bạo lực đang ở chung nhà với T.A.”.

Bà Bích đã buộc lòng phải gọi điện cho người chồng vũ phu của T.A.: “Tôi gọi điện và dọa cho người đàn ông này rằng “Nếu T.A. có chuyện gì xảy ra thì anh là người phải chịu trách nhiệm vì dồn T.A. vào chỗ ch*t”. Lúc này người đàn ông rất sợ và tôi bắt anh ta phải mở facetime ra để tôi nhìn thấy T.A. đang ở đâu, xem người phụ nữ còn sống hay không, có an toàn không. Đến 11h trưa hôm sau, chúng tôi liên hệ lại được và sau một thời gian ngắn đưa chị ra khỏi căn nhà trọ đó”.

Bà Bích kể lại câu chuyện.

Theo lời chia sẻ của bà Bích, xuyên suốt cả quá trình, bà cùng cả nhóm đã phải trấn an tinh thần cho T.A. để không rơi vào tuyệt vọng. Ở căn nhà trọ đó, T.A. đã nhiều lần muốn thoát ra nhưng vì còn con nhỏ nên không thể cứ thế mà đi. “Làm thế nào để trốn ra khỏi nhà?” là câu hỏi thường trực vì chồng của T.A. tuy đi làm nhưng có thể trở về bất cứ lúc nào. Cuối cùng theo sự hướng dẫn của nhân viên tham vấn, T.A. trốn thoát được và đi vòng vèo ra bến xe, thuê taxi hết 200.000 đồng nhưng trong người T.A. không còn đồng nào, trình bày hoàn cảnh cuối cùng tài xế taxi thương tình không lấy tiền và đã chở T.A. đến nơi an toàn.

“Khi T.A. ở bến xe, chúng tôi rất căng thẳng vì T.A. đi từ sáng nhưng đến 17h chiều cùng ngày mới có chuyến xe. Chúng tôi luôn luôn phải giữ liên hệ xem T.A. có an toàn không, đến khi T.A. lên được xe để vào Ngôi nhà bình yên ở Cần Thơ, chúng tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Hiện T.A. vẫn đang tạm trú ở đó”.

Quay trở lại trường hợp giải cứu L. ở Hà Nội, bà Bích cho hay bản thân cũng rơi vào tâm trạng lo lắng, hồi hộp đứng ngồi không yên. Trung tâm đã liên hệ đến chính quyền địa phương của L. để nhờ sự giúp đỡ, nhưng vào thời điểm này mọi lực lượng đều đang bận rộn phòng, chống Covid-19 nên không có cách nào khác.

“Chúng tôi buộc phải liên hệ với họ hàng, con cái để tìm cách lừa được người chồng vũ phu ra khỏi nhà giúp L. lấy chìa khoá xe máy thì mới có thể di chuyển đến Ngôi nhà bình yên. Khi ấy trời lại mưa, nhưng chúng tôi bảo L. là cứ đi, nếu có gặp công an, cảnh sát buộc dừng xe lại thì đưa điện thoại để chúng tôi sẽ giải thích. Lý do lúc này là chúng tôi cũng không thể đi đón L. được, và cuối cùng rất may ba mẹ con chị L. đã về đến trung tâm Phụ nữ và Phát triển an toàn”, bà Bích kể lại hành trình hướng dẫn người phụ nữ cùng 2 con nhỏ thoát khỏi người chồng bạo lực.

Khi ba mẹ con chị L. đến với trung tâm Phụ nữ và Phát triển, một vấn đề khó khăn lại được đặt ra, bà Bích tâm sự: “Ba mẹ con đi ở bên ngoài vào, mà thời điểm đó dịch vẫn còn phức tạp, biết đâu đấy có mang virus, nên chúng tôi không thể đưa họ về Ngôi nhà bình yên mà phải đưa về 20 Thuỵ Khuê nhờ một lãnh đạo tiếp nhận, nhờ nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt sau đó đưa về phòng nghỉ ngơi”.

Trong quá trình giải cứu cho ba mẹ con chị L., bà Bích cũng tâm sự thêm rằng bà luôn phải giữ liên lạc với chị L., bởi khi đi xe máy chạy trốn chị L. luôn trong trạng thái hoảng loạn, sợ người chồng có thể sẽ đuổi theo: “Tôi lo rằng L. chở theo con nhỏ vì sợ mà có thể gây ra T*i n*n, nên luôn luôn phải trấn an L.. Cũng may là L. và hai con đều an toàn”.

Nạn nhân bị bạo lực gia đình tăng trong thời gian Covid-19

Bà Lê Thị Ngọc Bích cho biết: “Trong giai đoạn Covid-19, số lượng nạn nhân bị bạo lực gia đình gia tăng. Có nhiều nguyên nhân, trong đó thời gian giãn cách xã hội mọi người không ra ngoài được mà chỉ ở trong nhà, vợ chồng ở nhà chạm mặt nhau cả ngày sẽ xảy ra mâu thuẫn tuy rất nhỏ nhưng cũng có thể dẫn đến xung đột và bạo lực như chuyện chăm con, dạy con học, tiền bạc.... Khi xung đột xảy ra, người nào có quyền, có sức mạnh nhiều hơn sẽ chiếm ưu thế, người còn lại sẽ phải chịu trận”.

*Vì lý do bảo mật cho nạn nhân, các địa chỉ của nạn nhân trong bài đã được thay đổi.

6 hậu quả nặng nề người phụ nữ phải gánh chịu do bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình không chỉ là một hành vi vi phạm đạo đức mà còn để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần đối với người phụ nữ.

NguồnNgười đưa tin Pháp luật

Link bàigốc

Copy link

Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe 365 (http://khoe365.nguoiduatin.vn/nhung-cau-chuyen-day-song-o-ngoi-nha-binh-yen-71081.html)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY