Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những câu nói vu vơ tưởng bình thường nhưng có thể khiến người tinh thần không ổn định tìm đến cái Ch?t

Những người trầm cảm thường rất nhạy cảm. Đôi khi những câu nói vô tư, tưởng chừng như vô hại của chúng ta lại khiến họ bị tổn thương, thậm chí cảm thấy tức giận.

Trầm cảm là một trong những bệnh tâm lý phổ biến trên thế giới. nó có thể xảy ra với bất cứ ai, thuộc bất cứ độ tuổi, giới tính nào... khi bị trầm cảm, con người ta sẽ cảm thấy tâm trạng thật u ám, buồn bã và tuyệt vọng với cuộc đời này. nhưng sự đáng sợ ở đây là bạn hoàn toàn có thể Ch?t vì một căn bệnh tưởng như chỉ diễn ra bên trong đầu của mình.

Ngày 18/12/2017 là ngày buồn của làng giải trí Hàn Quốc và những người yêu quý Jong Hyun - giọng ca chính của nhóm SHINee đã tự kết liễu đời mình vì trầm cảm. Anh ra đi khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp và tài năng khiến nhiều người không khỏi ngậm ngùi tiếc nuối.

Căn bệnh trầm cảm còn làm những bà mẹ bị che mờ lý trí, có thể nhẫn tâm xuống tay với con mình. có không ít vụ mẹ ra tay hại Ch?t con sau sinh vì trầm cảm khiến dư luận bàng hoàng.

Tuy nhiên, nhiều khi chúng ta không nhận thức được sự nguy hiểm của căn bệnh này, hoặc có nhưng còn hời hợt, coi thường. cho nên, khi tiếp xúc với người mắc bệnh trầm cảm, có rất nhiều câu nói vô ý tưởng chừng như vô hại của chúng ta lại có sức sát thương rất lớn đối với người trầm cảm.

Mới đây một topic với tiêu đề: "những người bị mắc chứng trầm cảm không muốn nghe người khác nói những câu gì với họ?" đã nhận về rất nhiều lượt quan tâm của dân mạng.

Những người mắc chứng trầm cảm không muốn nghe người khác nói những câu gì với họ?

Cùng tìm hiểu những câu nói mà người trầm cảm không muốn nghe nhất nhé!

"Mình hiểu mà, mình đã từng như bạn"

Những người chưa từng bị trầm cảm, tâm trạng u uất họ sẽ không bao giờ hiểu được căn bệnh này đáng sợ và ám ảnh tâm trí của người bệnh thế nào. họ sẽ rất dễ hiểu lầm rằng trầm cảm chính là tâm trạng chán nản, buồn chán thông thường, một vài ngày là hết, một vài giờ là vơi đi.

Những câu nói đại loại như: mình hiểu mà, mình đã từng như bạn, mình từng buồn như bạn nhưng mình vượt qua được, mình hiểu tâm trạng của bạn mà, mình từng như bạn, không sao đâu, mình trải qua rồi,... là những người thực chất không hiểu gì về bệnh trầm cảm.

Họ cho rằng đây là căn bệnh bình thường như cảm cúm, chỉ cần uống Thu*c, nghỉ ngơi một vài ngày là khỏi. không, căn bệnh này không dễ dàng khỏi như vậy được, mà mỗi ngày nó một trầm trọng hơn nếu không có phác đồ điều trị kịp thời.

"Những người khác còn tệ hơn"

Xin đừng so sánh những người trầm cảm với nhau hoặc so sánh với những người mắc bệnh khác. bởi mỗi người có sức chịu đựng khác nhau. và ai mắc bệnh trầm cảm đều đáng thương. có ai đau khổ hơn những người muốn vui vẻ mà không thể, muốn hòa nhập thế giới mà bị bóng đen buồn bã u uất cản trở không?

Một loạt những câu nói như:

"Bạn nghĩ rằng cứ than thở thế này thì mọi người sẽ quan tâm tới bạn hay sao?"

Nhiều người cho rằng, những người có tâm trạng thường xuyên u uất, dần xa lánh xã hội là họ đang "làm mình làm mẩy" để thu hút sự chú ý. Thậm chí những hành động kỳ lạ của họ liền bị cho là chiêu trò, là điên rồ. Mọi người tập trung ném đá, chỉ trích họ.

Nhưng những người này không biết rằng, những lời nói trách móc tiêu cực giống như đang đào hố chôn vùi người trầm cảm, khiến họ ngày càng xa lánh xã hội và sống trong "chiếc túi đen" của mình.

Những câu nói tương tự trong trường hợp này gây sát thương với người trầm cảm: tại sao bạn không có tiến triển gì nhỉ?, có lẽ bạn nên dùng vitamin cho stress của mình, cô ta đang chiêu trò đấy, hành động như một đứa điên, đang muốn mình trở thành tâm vũ trụ hay sao, lúc nào cũng tỏ ra yếu đuối, trông bạn chẳng có vẻ gì là trầm cảm, dẹp chuyện này đi và tìm việc gì đấy mà làm, bạn đang đóng vở kịch đáng thương à...

"Cậu thật ích kỷ"

Có thể mọi người xung quanh không hiểu và cảm thông được nên hời hợt nhận xét, khuyên nhủ như vậy. tuy nhiên, đây thật sự là một câu nói có sức sát thương đối với những người trầm cảm.

đừng lấy lý do mệt rồi để làm cái cớ nữa, cuộc sống vốn không công bằng, bạn như này sẽ khiến người khác buồn nữa đấy, bạn chỉ biết có mình, không bao giờ nghĩ đến người khác, tại sao tôi phải chăm sóc bạn, bạn đang lo lắng thái quá về bản thân đấy, mẹ tôi nói: trầm cảm là cách để hành hạ những người khác,... là những câu nói không nên nói với người trầm cảm.

"Là cậu không muốn cố gắng, đừng đổ lỗi cho trầm cảm"

Người trầm cảm họ giống như có 40 tấn đá đang đè nén trên ngực họ. muốn đẩy và thoát ra nhưng lực bất tòng tâm. trầm cảm – là một trạng thái tinh thần theo nghĩa đen là hạn chế di chuyển. do đó, đứng dậy, làm việc, cố gắng vui vẻ có vẻ như không phù hợp.

Những câu nói như: tôi đã nghĩ bạn mạnh mẽ hơn thế này, hạnh phúc là một sự lựa chọn, hãy thử lạc quan lên, bạn cần ra ngoài và đi chơi nhiều hơn, hãy tìm việc mà làm thay vì cứ ở trong phòng cả ngày buồn chán, nếu bạn mỉm cười, mọi người sẽ cười với bạn, nếu bạn than khóc, bạn sẽ phải khóc một mình, tìm người khác mà nói chuyện đi, cậu thật kém cỏi... có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh của người trầm cảm.

"Hóa ra, mọi người xung quanh đều chữa bệnh theo cách này, còn tôi – một kẻ thất bại, lại không thể áp dụng nó"- Đó là những suy nghĩ của người bệnh.

"Bạn có rất nhiều mối quan hệ ràng buộc, cần phải quan tâm"

Một bệnh nhân đang chán nản, họ không muốn nghe về lòng biết ơn hay các mối quan hệ xung quanh mình. Đừng ràng buộc họ trách nhiệm về bất cứ điều gì. Bởi trong cuộc sống của người bệnh chỉ có cảm giác mệt mỏi và mất hứng thú với tất cả.

Chỉ trích trạng thái trầm cảm bằng những lời "thân thiện" như thế chỉ làm trầm trọng hơn bệnh tình.

Những câu nói trong trường hợp này khiến người trầm cảm càng buồn bã hơn như: bạn sống thế này không thấy tội cho bố mẹ bạn sao?, bạn còn bố mẹ cần chăm sóc đó, trách nhiệm với xã hội của bạn đâu rồi, sống thì có trách nhiệm với bản thân và gia đình đi...


Dưới đây là lời một người mắc bệnh trầm cảm lên tiếng khi có quá nhiều câu nói khiến họ tổn thương càng thêm thương tổn.

Tôi muốn nói với những người này vài điều...

Cậu nghĩ tôi không biết sao? Cậu nghĩ tôi muốn như vậy sao? Không phải tôi không làm, mà là vì tôi không thể. Dù cho cả cơ thể hay tâm trí, tôi đều không làm được. Không phải tôi mắc bệnh sợ đám đông, sợ xã hội, mà là vì không có sức sống, không có sức sống đối với cuộc sống này, không có sức sống đối với cả sinh mệnh, kể cả niềm vui cũng vậy.

Tôi không hề có mong muốn được thổ lộ. Đến cả nhu cầu ăn cơm tôi cũng không cần, thì tôi phải đi nói rằng tôi làm sao để giải những nỗi sầu này?

Cậu bảo tôi đừng ở trong bóng tối nữa. Nhưng tôi đã cạn kiệt năng lượng của mình chỉ để sống. Cậu bảo tôi dùng cái gì để bước ra bây giờ?

Tôi không biết thì cậu có biết không?

hôm nay tôi vẫn còn có thể đứng trước mặt cậu, duy trì được trạng thái này. đối với tôi, đó là điều khó nhằn lắm rồi. đừng yêu cầu phải làm thể nào để sống nữa. đừng nói với tôi mấy cái giống như đạo lý thông não gì đó nữa. cũng đừng trách tôi vì không đủ ý chí.

Sức lực để chống lại căng thẳng của tôi quá yếu, tôi mãi mãi sống trong thế giới của tôi không bước ra được.

Cũng đừng hỏi tôi tại sao những người khác đều sống tốt như thế, thế sao cậu lại không làm được?

Khó khăn lắm à?

Cậu không phải là tôi.

Cậu không biết rằng tôi là người không can tâm hơn bất cứ ai khác.

Cậu không biết vì căn bệnh này mà tôi từ bỏ bao nhiêu thứ.

Cậu không biết tôi vốn dĩ cũng có thể sở hữu được nhân sinh.

Cậu chỉ nhìn thấy tôi không mặc quần áo tả tơi, ăn nói không ngọng, không có chứng cuồng loạn, không rơi máu và nước mắt.

Nó khác với hình ảnh của 1 bệnh nhân tâm thần mà cậu tưởng tượng.

Vì vậy cậu bảo,

Tôi lập dị.

Nhưng cậu chả biết gì cả.

Thực ra tôi mỗi ngày đều vác những tàn khuyết này để bước tiếp. Tôi ngày nào cũng phải đấu tranh với chúng, mày Ch?t thì tao mới được sống. Tôi đã bị chúng đánh bại nhiều lần. Tôi không giết Ch?t được chúng.

Cậu không hiểu, nên những gì cậu không hiểu đó vô cùng tàn khốc.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/nhung-cau-noi-vu-vo-tuong-binh-thuong-nhung-co-the-khien-nguoi-tinh-than-khong-on-dinh-tim-den-cai-chet-20200914171244095.chn)

Tin cùng nội dung

  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY