Khi ai đó giả vờ buồn bã hoặc tỏ ra hối hận một cách không trung thực, họ được cho là đang rơi “nước mắt cá sấu”.
Cá sấu vốn được biết là loài bò sát chuyên ăn thịt. Khi ăn thịt con mồi mà nó bắt được, cấu lại khóc. Câu thành ngữ "nước mắt cá sấu" được hiểu là những kẻ đạo đức giả tạo, giả vờ rơi những giọt nước mắt dối trá để làm bộ. Chính vì thế, khi nói ai đó rơi nước mắt cá sấu, có nghĩa là họ đang ám chỉ người đó đang thể hiện nỗi buồn giả tạo, không thành thật.
Tuy nhiên, nguồn gốc của câu nói này ra sao lại ít ai biết tới. Nhiều người đều hiểu lầm câu nói này xuất phát từ việc cá sấu ăn thịt con mồi và khóc. Nhưng sự thật lại không đơn giản như vậy.
Theo ancient-origins, cụm tù "nước mắt cá sấu" bắt nguồn từ câu chuyện thần thoại kỳ lạ thời trung cổ và đã được đăng tải trên một tạp chí du lịch. câu chuyện này sau đó còn gắn liền với lịch sử văn học thông qua các tác phẩm của william shakespeare.
Giải thích theo khía cạnh sinh học, cụm từ này nên hiểu theo nghĩa đen. Khi cá sấu ở trên bờ trong một thời gian dài, cơ chế sinh học của chúng sẽ tự kích hoạt ống dẫn nước mắt để tạo ra nước mắt. Điều này được thực hiện để tránh mắt chúng bị khô, đặc biệt là khi ở trên cạn. Chất bôi trơn này giúp chúng chớp mắt và nhìn thấy khi không ở trong nước hay bùn lầy.
Ngoài ra, một nghiên cứu quan trọng cho thấy ống dẫn nước mắt của cá sấu thường được kích hoạt khi chúng đang thưởng thức con mồi. Dĩ nhiên là việc cá sấu khóc khi đang ăn không liên quan gì tới cảm xúc của chúng. Điều đó cũng tương tự như cách con người có thể chảy nước mắt khi ngáp dài. Việc cá sấu khóc khi đang ăn khiến nhiều người chứng kiến hiểu lầm cho rằng chúng có cảm xúc. Tuy nhiên, sự thật thì đây chỉ là phản ứng sinh học mà thôi.
Nguồn gốc của cụm từ "nước mắt cá sấu" có từ thế kỷ 14 trong thời Trung cổ. Người dân thời đó tin rằng những con cá sấu giết và ăn thịt con mồi sẽ thực sự khóc thương nạn nhân của chúng trong khi vẫn đang tiếp tục bữa ăn của mình. Lần đầu tiên cụm từ "To shed crocodile tears" (Nước mắt cá sấu) được sử dụng rộng rãi trong tiếng Anh là vào khoảng thế kỷ 14 khi John Mandeville sử dụng nó trong cuốn truyện "Những chuyến du hành của Ngài John Mandeville".
"Những chuyến du hành của Ngài John Mandeville" kể về những cuộc phiêu lưu của hiệp sĩ dũng cảm ở châu Á, được coi là một kho tàng những khám phá đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, những câu chuyện trong cuốn sách của John Mandeville cũng có không ít điều bịa đặt. Trong đó, có lời kể chi tiết về cá sấu, được mô tả trong truyện là những "con rắn" biết rơi nước mắt khi giết và ăn thịt con mồi. Mandeville đã ghi lại bằng trí tưởng tượng sống động: “Những con rắn này đánh lừa đàn ông và ăn thịt họ, chúng cũng không có lưỡi”.
Mô tả này mặc dù hấp dẫn, nhưng lại không chính xác về mặt khoa học bởi cá sấu có lưỡi và chúng rơi nước mắt khi ăn thịt con mồi nhưng việc đó không hề liên quan đến cảm xúc.
Một số báo cáo cho biết Plutarch, nhà triết học và nhà văn cổ đại từ thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, đã sử dụng cụm từ này trong các tác phẩm của mình. Tuy nhiên, Plutarch sử dụng cụm tù "nước mắt cá sấu" bằng tiếng Latinh và mãi sau này cụm từ này mới được dịch sang tiếng Anh. Sau khi cụm từ này được dịch và sử dụng bằng văn bản tiếng Anh, nó lại được nhà thần học Photios sử dụng để nói về sự ăn năn thực sự.
Tuy nhiên, việc đề cập đến nước mắt cá sấu ban đầu được cho là của edmund grindal (tổng giám mục york và canterbury). năm 1563, ông viết: “tôi bắt đầu lo sợ, kẻo sự khiêm nhường của ông ấy… là sự khiêm tốn giả tạo, và nước mắt của ông ấy là nước mắt cá sấu”. điều tương tự đã được tái bản vào năm 1711 tronglife of grindalcủa strype .
Từ nguồn gốc tiếng latin đến bản dịch tiếng anh, nước mắt cá sấu đã được shakespeare phổ biến rộng rãi hơn. nhờ những kịch bản xuất sắc của ông vào thế kỷ 16 mà “nước mắt cá sấu” đã phát triển từ một câu chuyện ngụ ngôn thời trung cổ thành một thành ngữ miêu tả nỗi buồn giả tạo được sử dụng rộng rãi tới ngày nay.
Qua nhiều thế kỷ, thuật ngữ này đã trở thành một phần quen thuộc của ngôn ngữ tiếng Anh, được nhiều nước khác dịch và sử dụng để mô tả những biểu hiện cảm xúc không chân thành, giả dối.
- Video: Khám phá sự hùng vĩ của kim tự tháp Giza. Nguồn: Drone Snap.
Theo Văn hoá & Phát triển
Link bài gốc Lấy link
https://hoinhap.vanhoavaphattrien.vn/kham-pha-nguon-goc-cau-noi-nuoc-mat-ca-sau-giai-ma-nhung-bi-an-it-ai-biet-a17003.htmlTheo Văn hoá & Phát triển