Dị ứng , Mề đay hôm nay

Sự thật ít biết về dị ứng

Trẻ béo phì thường có nguy cơ bị dị ứng, con đầu lòng cũng dễ mắc bệnh này hơn con thứ, dị ứng có thể tự biến mất.
Dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các tác nhân vô hại từ môi trường như phấn hoa, bụi nhà, một số thức ăn… Phản ứng này làm giải phóng nhiều loại hóa chất trung gian như histamine, serotonin… là những tác nhân trực tiếp gây ra các triệu chứng dị ứng như nổi ban đỏ, phù nề mắt môi, khó thở, ngạt sổ mũi…

Sự phiền toái của các bệnh dị ứng là điều dễ nhận thấy, tuy nhiên, có những sự thật về dị ứng có thể khiến nhiều người ngạc nhiên.

Dị ứng có tính di truyền

Mặc dù các nhà khoa học chưa thể xác định chính xác gene gây ra tình trạng dị ứng nhưng có thể khẳng định cơ địa dị ứng có tính di truyền rõ rệt. Trong một gia đình, nếu bố hoặc mẹ có cơ địa dị ứng thì các con của họ có 30% nguy cơ mắc các bệnh này, nhưng nếu cả bố và mẹ cùng bị dị ứng thì nguy cơ mắc tình trạng này ở những đứa con lên tới 70%.

Dị ứng có thể gây ra do mọi tác nhân

Không chỉ do nguyên nhân quen thuộc như phấn hoa, Thu*c, hải sản…, các bệnh dị ứng còn có thể gây ra do những nguyên nhân khó tin như nước, ánh nắng mặt trời, hơi lạnh… Mặc dù hiếm gặp nhưng các trường hợp dị ứng này có thể rất nguy hiểm và khó đề phòng.

Những trẻ béo phì thường có nguy cơ bị dị ứng

Hầu hết mọi người mới biết đến tác động của béo phì với các bệnh lý về tim mạch, chuyển hóa, tuy nhiên các nghiên cứu khoa học còn cho thấy một sự thật rất đáng ngạc nhiên là béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng ở trẻ em. Trẻ béo phì có tỷ lệ mắc các bệnh dị ứng nói chung cao hơn 26% và dị ứng thức ăn cao hơn 59% so với tỷ lệ chung trong cộng đồng.

Dị ứng có thể xuất hiện đột ngột ở tuổi trưởng thành

Dị ứng thường xuất hiện từ nhỏ và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dị ứng có thể xuất hiện khá muộn ở tuổi trưởng thành, mặc dù trước đó họ chưa từng mắc. Nguyên nhân vì sao dị ứng xuất hiện muộn trong những trường hợp này còn chưa được hiểu rõ.

Con đầu lòng thường có tỷ lệ dị ứng cao hơn

Thứ tự sinh có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc các bệnh dị ứng. Một số nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, những đứa con đầu lòng có tỷ lệ mắc bệnh dị ứng cao hơn những đứa con đẻ sau. Nguyên nhân vì sao có sự khác biệt này còn chưa được hiểu rõ nhưng một giả thuyết được đưa ra là sự khác biệt về tình trạng trong buồng tử cung ở đứa trẻ đẻ đầu tiên.

Dị ứng là một trong 5 nguyên nhân hàng đầu của các bệnh mạn tính trên thế giới

Các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây nghỉ học, nghỉ làm và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống người bệnh.

Có thể có mối liên quan giữa dị ứng và trầm cảm

Khi đi tìm nguyên nhân của trầm cảm, các thầy Thu*c thường ít nghĩ đến các bệnh dị ứng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, có mối liên quan giữa dị ứng theo mùa và trầm cảm. Theo đó, các triệu chứng trầm cảm thường nặng lên vào giữa mùa phấn hoa.

Tình trạng dị ứng có thể tự biến mất

Diễn biến của tình trạng dị ứng thường khó đoán trước, nó có thể biến mất ở một số trẻ em và người trưởng thành. Trẻ em có nhiều khả năng thoát khỏi bệnh dị ứng, đặc biệt là dị ứng sữa. Mặc dù khả năng biến mất của các bệnh dị ứng là có thể nhưng sự thận trọng của người bệnh và gia đình luôn là điều cần thiết. Không nên coi mọi bệnh dị ứng đều có thể khỏi hoàn toàn.

Dị ứng có thể giúp giảm nguy cơ xuất hiện u não

Bên cạnh việc gây nhiều phiền toái cho người bệnh, dị ứng có thể đem lại những lợi ích. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những người bị dị ứng giảm được 33% nguy cơ mắc một số loại u não. Nguyên nhân của điều này được cho là do kháng thể dị ứng IgE có một vai trò nào đó trong việc làm giảm sự tạo thành của u não.

Mangyte.vn
Theo BS Nguyễn Hữu Trường - VnExpress
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-su-that-it-biet-ve-di-ung-3280.html)
Từ khóa: dị ứng

Chủ đề liên quan:

dị ứng sự thật

Tin cùng nội dung

  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Bệnh trĩ là một căn bệnh khá phổ biến, có không ít người gặp phải vấn đề này. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người hiểu đúng về nó.
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều chuối, mật ong, sữa chua là những liệu pháp trị táo bón không hoàn toàn là chính xác như bạn vẫn nghĩ.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY