Lá lốt là thảo dược tự nhiên được biết đến với nhiều công dụng, trong đó có hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh tổ đỉa. Mẹo chữa dân gian này có thể áp dụng cho nhiều đối tượng từ trẻ em đến người có cơ địa nhạy cảm. Tuy nhiên, người bệnh nên biết cách sử dụng lá lốt để chữa bệnh tổ đỉa có hiệu quả. Tránh áp dụng sai cách dẫn đến tình trạng bệnh nguy hiểm hơn.
Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt hiệu quả
Theo ghi chép từ Đông y, lá lốt là thảo dược có tính ấm, vị cay, mùi thơm nhẹ, bên cạnh dùng làm một só món ăn thì lá lốt còn có công dụng giảm đau, sát trùng, giảm ngứa ngáy, khử hàn,…Do đó, thảo dược này thường được sử dụng để chữa các chứng lạnh bụng, đầy hơi, khó tiêu và một số triệu chứng của bệnh ngoài da thường gặp.
Bệnh tổ đỉa hay còn gọi là chàm tổ đỉa là một trường hợp của bệnh chàm (eczema). Bệnh khởi phát đi kèm với các biểu hiện như nổi mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân làm tổn thương da. Bệnh không có nguy cơ lây nhiễm và các triệu chứng cũng tự biến mất sau vài tuần.
Tuy nhiên, ở vùng da bị tổn thương sẽ bị ngứa ngáy dữ dội, đau rát, sưng viêm. Khi người bệnh chà xác hay gãi mạnh sẽ khiến da bị tổn thương nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm.
Để làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu này, thông thường bác sĩ da liễu sẽ chỉ định người bệnh dùng các loại thuốc bôi có chứa corticoid và thuốc sát trùng.
Nhưng nếu sử dụng thuốc trong một thời gian dài sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như teo da, mỏng da, dày sừng nang lông, các vi khuẩn khác có cơ hội xâm nhập gây bệnh.
Tác dụng của lá lốt trong chữa bệnh tổ đỉa
Ở giai đoạn khi vùng da tổn thương dần tiêu biến mụn nước, dày sừng và bắt đầu bong tróc da, do đó người bệnh hay dùng lá lốt để làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, viêm nhiễm. Theo y học hiện đại, trong lá lốt có chứa các chất chống oxy hóa cao có công dụng làm lành các tế bào da bị tổn thương và giảm ngứa hiệu quả.
Người bệnh nên lưu ý, mẹo chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt chỉ áp dụng khi các mụn nước đã tiêu biến, vùng da bị tổn thương dày sừng, kèm theo triệu chứng ngứa ngáy, chưa có dấu hiệu bội nhiễm. Đối với trường hợp da bị lở loét, tiết dịch mủ không được áp dụng mẹo chữa này cũng như một số bài thuốc dân gian khác.
Để điều trị bệnh tổ đỉa hiệu quả, người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả như sau:
Trường hợp người bệnh có triệu chứng ngứa ngáy dữ dội ở lòng bàn tay, bàn chân, da khô ráp, dày sừng nhưng không có dấu hiệu chảy máu, nứt nẻ, bạn có thể dùng lá lốt chà trực tiếp lên vùng da bị tổn thương để làm giảm các triệu chứng hiệu quả.
Với cách này bạn có thể tận dụng tối đa dược tính có trong lá lốt, làm giảm tình trạng ngứa ngáy dữ dội đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên lưu ý, trong quá trình chà xát lá lốt lên da nên thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm trầy xước và chảy máu vì có thể làm tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
Ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa là một trong các cách được nhiều người bệnh áp dụng. Bên cạnh công dụng sát trùng, giảm ngứa ngáy, cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh thì mẹo dân gian này còn có thể áp dụng chữa viêm da cơ địa, nổi mề đay.
Ngâm da với lá lốt chữa bệnh tổ đỉa
Ngâm rửa tay chân với nước lá lốt thường xuyên còn làm giảm bong tróc, khô da, làm mềm vùng da bị tổn thương.
Cách thực hiện:
Để làm giảm các triệu chứng của bệnh tổ đỉa, người bệnh có thể áp dụng đắp lá lốt trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Bạn có thể kết hợp với một ít muối tinh để làm tăng khả năng sát trùng, làm giảm tình trạng viêm nhiễm và ngăn ngừa bệnh bùng phát, nhất là vào ban đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh.
Cách thực hiện như sau:
Đối với những trường hợp thấy khó chịu khi dùng lá lốt để uống thì có thể thay thế bằng các món ăn được chế biến từ lá lốt. Lá lốt có mùi thơm, sẽ giúp cân bằng các hương vị của món ăn, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa.
Chữa bệnh tổ đỉa bằng món ăn từ lá lốt
Tuy nhiên, khi dùng món ăn từ lá lốt để chữa bệnh tổ đỉa người bệnh cũng nên lưu ý tránh các thức ăn có chứa nhiều gia vị, dầu mỡ. Cũng như không kết hợp lá lốt với các thực phẩm có nguy cơ gây kích ứng cao như tôm, mực, nghêu, cua,…
Đối với trường hợp bệnh tổ đỉa kéo dài và có xu hướng tái phát nhiều lần, bạn có thể áp dụng cách sắc nước lá lốt uống. Với cách này, sẽ giúp người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh một cách hiệu quả, giảm nguy cơ tái phát bệnh.
Theo Đông y, sắc nước lá lốt uống là bài thuốc thích hợp với người bị bệnh tổ đỉa do phong hàn làm cho khí huyết vận hòa không ổn định. Tuy nhiên, các bài thuốc từ các loại thảo dược tự nhiên thường sẽ có hiệu quả chậm, do đó người bệnh cần kết hợp vừa uống thuốc sắc và các thuốc điều trị ngoài.
Hướng dẫn thực hiện:
Trong quá trình sắc nước lá lốt uống, bạn nên áp dụng thực hiện mỗi ngày, kết hợp với chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để làm giảm các triệu chứng của bệnh và ngừa bệnh tái phát.
Sử dụng lá lốt chữa bệnh tổ đỉa chưa được khoa học kiểm chứng, đây là mẹo dân gian được lưu truyền và được nhiều người áp dụng. Tác dụng điều trị của thảo dược này chỉ được ghi chép trong một số sách của y học cổ truyền.
Do chưa đủ nghiên cứu để có thể khẳng định chữa tổ đỉa bằng lá lốt có mang lại hiệu quả không. Do đó, trước khi áp dụng biện pháp điều trị này, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn để tránh gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Lá lốt là một trong các loại thảo dược tự nhiên, dễ tìm và quen thuộc với nhiều người. Việc sử dụng thảo dược này để chữa bệnh tổ đỉa được đánh giá với mức độ an toàn cao, hạn chế các tác dụng phụ, cách thực hiện đơn giản và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng.
Lưu ý khi dùng lá lốt chữa bệnh tổ đỉa
Tuy nhiên, dùng lá lốt cũng tiềm ẩn một số hạn chế như có thể gây kích ứng da, chưa được kiểm chứng về hiệu quả lâm sàng,…
Do đó, khi áp dụng mẹo chữa này, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau để tránh gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn:
Trên đây là các cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt. Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo do phương pháp này chưa được khoa học, nên tùy vào cơ địa mỗi người khi áp dụng bệnh sẽ thuyên giảm ít hay nhiều. Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trực tiếp để được hướng dẫn cụ thể.
CHỦ ĐỀ DÀNH CHO BẠN:
Chủ đề liên quan: