Dị ứng , Mề đay hôm nay

Bệnh Tổ Đỉa Có Lây Không? Có Di Truyền Không?

Nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ bên trong cơ thể nên theo nhận định của bác sĩ chuyên khoa, bệnh tổ đỉa không có tính chất lây nhiễm từ người bệnh

Bệnh tổ đỉa là một trong những bệnh về da liễu thường gặp, bệnh tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, nhưng các triệu chứng của bệnh gây ngứa ngáy, nổi mụn nước khó chịu. Nhiều người đặt ra câu hỏi vậy bệnh tổ đỉa có lây không? Có tính di truyền không? Thông tin bài viết dưới đây sẽ giải đáp những vấn đề này.

Bệnh tổ đỉa có lây không? Có di truyền không?

Bệnh tổ đỉa có lây không? Có di truyền không?

Bệnh tổ đỉa có lây không?

Bệnh tổ đỉa là một trường hợp của bệnh chàm, bệnh khởi phát với các triệu chứng điển hình như xuất hiện các mụn nước khu trú ở lòng bàn chân, bàn tay gây ngứa ngáy, châm chích khó chịu âm ỉ. Những mụn nước này nằm sâu trong da nên rất khó vỡ trừ khi bị chà xát hay cào gãi mạnh.

Các mụn nước này có xu hướng tự biến mất sau 3 đến 4 tuần. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây ra bệnh tổ đỉa là do hoạt động của hệ thần kinh và các cơ quan bên trong cơ thể bị rối loạn, từ đó dẫn đến các chức năng không thể hoạt động bình thường, khiến làn da bị tổn thương lâu dần sẽ dẫn đến mãn tính.

Vì cũng là một thể của bệnh chàm, nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ bên trong cơ thể nên theo nhận định của bác sĩ chuyên khoa, bệnh tổ đỉa không có tính chất lây nhiễm từ người bệnh sang người bình thường.

Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh kéo dài dai dẳng, có nguy cơ tái lại nhiều lần và có xu hướng lan sang các vùng da lân cận nếu không có các biện pháp kiểm soát bệnh kịp thời. Bệnh tổ đỉa không thể lây lan sang người khác, do đó người bệnh không nên quá tự ti khi giao tiếp với những người xung quanh.

Bệnh tổ đỉa có di truyền không?

Để trả lời cho câu hỏi bệnh tổ đỉa có di truyền không, bạn cần xác định các tác nhân nào tác động gây ra các phản ứng miễn dịch. Theo thống kê, có 2 nhóm nguyên nhân chính gây bùng phát bệnh tổ đỉa là yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài.

Bệnh tổ đỉa có di truyền không?

Yếu tố di truyền là một trong các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa, các tác nhân môi trường sẽ khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần trở thành bệnh mãn tính

Tác động bởi yếu tố môi trường: Các tác nhân như: Dị ứng thời tiết, hóa chất độc hại, môi trường ô nhiễm, côn trùng có nọc độc đốt, mủ nhựa thực vật, phấn hoa,…Có nguy cơ gây kích ứng cao, khi đi vào cơ thể sẽ xảy ra miễn dịch làm bùng phát các triệu chứng bệnh tổ đỉa.

Yếu tố bên trong: Khi bị rối loạn miễn dịch, các rối loạn của hệ thần kinh, bệnh tự miễn,..Sẽ gây ra bệnh tổ đỉa. Vì những yếu tố này thuộc tinh chất được quy định trong bộ mã gen. Do đó, có khả năng di truyền cho thế hệ sau.

Từ đó, có thể trả lời bệnh tổ đỉa có khả năng di truyền. Cụ thể nếu gia đình có ba hoặc mẹ mắc bệnh lý này thì nguy cơ con cái dễ phát bệnh rất cao vì mang gen nhiễm bệnh. Đối với trường hợp yếu tố di truyền có sẵn, khi tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh bên ngoài môi trường sẽ làm tăng nguy cơ bùng phát các triệu chứng của bệnh tổ đỉa.

Yếu tố di truyền là một trong các nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa, các tác nhân bên ngoài môi trường sẽ khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần trở thành bệnh mãn tính, gây ảnh hưởng đến làn da và thẩm mỹ.

Dựa vào những nguyên nhân khởi phát bệnh, giúp bạn có thể loại bỏ các yếu tố thuận lợi của bệnh, từ đó có thể dễ dàng kiểm soát tình trạng bệnh. Đồng thời, ngăn ngừa những đợt bệnh bùng phát, bội nhiễm, phát sinh các bệnh ngoài da khác,…

Các biện pháp phòng ngừa bệnh tổ đỉa

Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn kiểm soát các triệu chứng của bệnh và phòng ngừa bệnh tốt hơn:

  • Vệ sinh cá nhân đúng cách, làm sạch bàn tay, bàn chân khi tắm.
  • Chú ý lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da. Vì một số thành phần có trong sản phẩm có thể gây kích ứng tạo điều kiện cho các triệu chứng của bệnh bùng phát. Do đó, bạn nên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, chiết xuất từ tự nhiên.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh tổ đỉa

Vệ sinh cá nhân đúng cách, làm sạch bàn tay, bàn chân khi tắm

  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân có nguy cơ gây kích ứng dị ứng cao như hóa chất, thực phẩm dễ gây dị ứng, xăng dầu, kim loại nặng,…Trường hợp cần thiết, bên mặc đồ bảo hộ để bảo vệ da và ngăn bệnh tái phát.
  • Khi tay, chân bị đổ mồ hôi, bạn nên sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ để vệ sinh, có thể dùng bột talc để hút ẩm kết hợp ngâm chân nước muối thường xuyên. 
  • Dưỡng ẩm thường xuyên, mỗi ngày 2 lần để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, làm dịu da và hạn chế bùng phát bệnh tổ đỉa.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, bổ sung các thực phẩm lành mạnh, uống đủ nước, nghỉ ngơi hợp lý kết hợp với tập luyện để tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Người bệnh nên báo cho bác sĩ điều trị về tiền sử bệnh lý để có các biện pháp điều trị hợp lý. Có đến 12% ca bệnh tổ đỉa bị ảnh hưởng bởi thuốc điều trị.
  • Nên chọn giày có kích cỡ phù hợp, thông thoáng, có chất liệu mềm để làm giảm tăng tiết mồ hôi, tạo điều kiện các triệu chứng bệnh tổ đỉa tái phát.

Bệnh tổ đỉa không có tính chất lây lan từ người bệnh sang người người thường. Tuy nhiên bệnh có khả năng di truyền. Bệnh kéo dài dai dẳng kèm theo các triệu chứng khó chịu và có xu hướng tái lại nhiều lần, do đó người bệnh nên chủ động tiến hành thăm khám để được theo dõi và kiểm soát bệnh hiệu quả.

CHỦ ĐỀ DÀNH CHO BẠN:

  • 10 bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả từ thảo dược dân gian
  • Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì để bệnh không tái phát
  • Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt hiệu quả [Hướng dẫn A-Z]

Mạng Y Tế
Nguồn: Tạp chí ViMed (https://vimed.org/benh-to-dia-co-lay-khong-co-di-truyen-khong-1547.html)
Từ khóa:

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY