Chữa bệnh tổ đỉa ở chân, tay tại nhà là một trong những biện pháp được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực. Việc tận dụng các thảo dược, nguyên liệu có sẵn trong gia đình chữa tổ đỉa chân, tay hỗ trợ cải thiện tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ, đồng thời hạn chế lạm dụng thuốc điều trị.
Chữa bệnh tổ đỉa ở chân, tay tại nhà là một trong những biện pháp được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả tích cực
Tổ đỉa hay chàm tổ đỉa là bệnh viêm da mãn tính, triệu chứng bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng nổi mụn nước ngứa ở chân tay kèm theo biểu hiện ngứa ngáy, sưng đỏ. Tổ đỉa tiến triển theo từng giai đoạn, thường kéo dài dai dẳng và có xu hướng tái phát nhiều lần.
Y học hiện nay vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm bệnh lý này. Do đó, bên cạnh sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ giúp kiểm soát các triệu chứng thì người bệnh cũng có thể kết hợp áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà giúp hỗ trợ điều trị tốt hơn, giảm nguy cơ lạm dụng thuốc điều trị, đồng thời phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Các mẹo chữa bệnh tổ đỉa tại nhà thường tận dụng các nguyên liệu và thảo dược tự nhiên. Thảo dược có đặc tính sát trùng, cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, viêm nhiễm do bệnh lý gây ra, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị.
Trước khi thực hiện các mẹo chữa tại nhà, bạn cần lưu ý các ưu điểm cũng như hạn chế của phương pháp để chủ động hơn trong quá trình điều trị. Cụ thể như:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Mặc dù vậy nhưng phương pháp chữa tổ đỉa ở chân, tay tại nhà được áp dụng phổ biến. Trường hợp có thể kết hợp thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn và các mẹo chữa tại nhà đúng cách sẽ kiểm soát các triệu chứng ngoài dạ hiệu quả sau vài tuần chữa trị.
Dưới đây là một số cách chữa bệnh tổ đỉa ở chân, tay bằng các mẹo chữa tại nhà được áp dụng phổ biến và mang lại hiệu quả chữa trị:
Bệnh tổ đỉa điển hình với tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng này có xu hướng nặng nề và dữ dội hơn vào ban đêm, gây tác động tiêu cực đến sức khỏe, làm suy giảm chất lượng giấc ngủ.
Các thành phần trong muối biến có khả năng sát trùng, kháng khuẩn, giảm viêm, ngứa
Để ngăn ngừa triệu chứng ngứa ngáy bùng phát vào đêm, người bệnh thường sử dụng muối biển. Các thành phần trong muối biến có khả năng sát trùng, kháng khuẩn, giảm viêm, ngứa. Sử dụng nguyên liệu này có thể cải thiện tình trạng sưng viêm, ngứa ngáy, đồng thời làm giảm nguy cơ bội nhiễm.
Hướng dẫn thực hiện:
Theo góc độ của y học hiện đại, nhiệt độ nóng của muối khi rang lên có thể kích thích đánh lạc hướng dây thần kinh cảm giác để chúng không nhận biết được tính hiệu ngứa ngáy, tổn thương da. Từ đó cải thiện các triệu chứng tổ đỉa.
Để cải thiện các triệu chứng do bệnh tổ đỉa gây ra, người bệnh có thể sử dụng tỏi. Với đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, nguyên liệu này còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, làm giảm sưng đỏ da.
Ngoài ra, hoạt chất Allicin có trong dược liệu này còn có khả năng ức chế các vi nấm gây nấm kẽ và nấm da, đây là một trong những tác nhân góp phần gây bùng phát các triệu chứng bệnh tổ đỉa.
Hướng dẫn thực hiện:
Lưu ý: Mẹo chữa này chỉ áp dụng ở giai đoạn bệnh tổ đỉa chưa có dấu hiệu bội nhiễm, mụn nước chưa vỡ. Trong rượu tỏi có chứa cồn và axit nên có thể gây xót và đau rát ở vùng da bị bệnh.
Trong một số nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy trong củ ráy chứa hàm lượng chất chống oxy hóa flavonoid cao có hiệu quả trong điều trị các bệnh lý ngoài da.
Cùng với khả năng kháng khuẩn và chống viêm mạnh, củ ráy sẽ giúp bảo vệ vùng da bị tổn thương trước các tác nhân gây bệnh, cải thiện tình trạng viêm nhiễm, đồng thời góp phần làm chậm quá trình lão hóa da.
Trong một số nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy trong củ ráy chứa hàm lượng chất chống oxy hóa flavonoid cao có hiệu quả trong điều trị các bệnh lý ngoài da
Với các trường hợp bị tổ đỉa ở chân tay, khi dùng củ ráy chữa trị còn có tác dụng đẩy lùi cơn ngứa ngáy nhanh chóng, làm tiêu mụn nước giúp người bệnh dễ chịu hơn.
Hướng dẫn thực hiện:
Theo ghi nhận của YHCT, gừng là thảo dược có vị cay nồng, tính ấm thường có mặt trong các bài thuốc chữa trị các bệnh ngoài da, bệnh lý về đường hô hấp, hệ tiêu hóa. Khi sử dụng gừng điều trị bệnh tổ đỉa ở chân, tay giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ, viêm nhiễm hiệu quả.
Trong khi đó, theo y học hiện đại, trong gừng có chứa các thành phần dược tính khá đa dạng, có tác dụng trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh lý. Đặc biệt, hoạt chất Gingerol và Zingerone có trong dược liệu này còn có tác dụng ức chế hoạt động sản sinh các chất trung gian khởi phát phản ứng viêm prostaglandin. Nhờ đó, các biểu hiện như ngứa ngáy, sưng viêm do tổ đỉa gây ra sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Hướng dẫn thực hiện:
Sử dụng chanh chữa tổ đỉa ở chân, tay là mẹo chữa được áp dụng phổ biến. Bởi nguyên liệu này có thể tìm thấy ở các gia đình, cách thực hiện đơn giản lại có tác dụng giảm ngứa hiệu quả, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, khiến da trở nên thông thoáng hơn.
Mẹo chữa từ chanh phù hợp với các trường hợp bị bệnh tổ đỉa do tuyến mồ hôi ở lòng bàn tay, bàn chân tăng cao. Tình trạng tăng tiết mồ hôi không chỉ gây khởi các triệu chứng bệnh lý mà còn khiến da bị ngứa ngáy, sưng đỏ, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Hướng dẫn thực hiện:
Lưu ý: Trong chanh chứa hàm lượng axit citric nên có thể gây rát, xót, khó chịu cho da. Do đó, chỉ nên thực hiện cách chữa này khi vùng da bị tổ đỉa chưa bị mỡ mụn nước và có dấu hiệu bội nhiễm.
Rau răm thường xuất hiện trong các món ăn của người Việt, giúp làm tăng hương vị, khử mùi tanh của thực phẩm. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn được xem như một vị thuốc trong Đông y trong cải thiện một số bệnh lý khác nhau. Với tính ấm, vị cay nồng, rau răm có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, cải thiện các triệu chứng do bệnh tổ đỉa gây ra.
Với tính ấm, vị cay nồng, rau răm có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, cải thiện các triệu chứng do bệnh tổ đỉa gây ra
Ngoài ra, trong một số nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy trong rau răm có chứa các thành phần giúp làm dịu vùng da bị tổn thương như β-caryophyllene, Decanol, α-humulene, Decanal,… Nhờ đó, tình trạng ngứa ngáy, đau rát sẽ được khắc phục hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện:
Theo ghi chép của YHCT, lá đào có tính bình, vị đắng, thường được dùng để điều trị các bệnh lý khác nhau. Với tác dụng giảm viêm, chống khuẩn hiệu quả nên dược liệu được dùng trong cải thiện của những bệnh lý ngoài da, trong đó có bệnh tổ đỉa ở chân, tay.
Theo Y học hiện đại, trong lá đào có chứa các hoạt chất giúp tăng cường sức đề kháng cho da, thúc đẩy làm lành các tổn thương do bệnh tổ đỉa gây ra như coumarin, axit tanic, amygdalin,…
Do đó, người bệnh có thể sử dụng lá đào tươi để cải thiện tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy, hạn chế vùng da bị tổn thương theo các cách sau đây:
Cách 1: Đắp lá đào
Cách 2: Nấu nước lá đào uống
Dọc mùng trắng còn có tên gọi khác là bạc hà. Các hoạt chất và thành phần có trong thảo dược này có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả, thường được dùng trong điều trị các bệnh lý ngoài da, trong đó có tổ đỉa ở chân, tay. Dọc mùng trắng có tác dụng hỗ trợ làm lành các tổn thương trên bề mặt da, giảm ngứa ngáy và kiểm soát vùng da bị tổ đỉa hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện:
Dây đau xương là một trong các dược liệu thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý ngoài da, các bệnh về xương khớp,…
Dây đau xương là một trong các dược liệu thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý ngoài da, các bệnh về xương khớp,…
Với thành phần chính là hoạt chất Dior Diterpen Glycosid có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ ức chế hệ thống thần kinh trung ương giúp đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy đau nhức hiệu quả. Người bệnh tổ đỉa ở chân, tay có thể sử dụng dây đau xương hỗ trợ điều trị bệnh theo cách như sau.
Hướng dẫn thực hiện:
Lá trầu không được xem là một vị thuốc nam quý với tính ấm, vị cay nồng, có công dụng giảm đau, chống ngứa, tán hàn, khu phong, hành khí hiệu quả nên thường được tận dụng trong điều trị các bệnh lý ngoài da.
Bên cạnh đó, theo ghi nhận của Y học hiện đại, trong tinh dầu của lá trầu không có chứa các hoạt chất kháng sinh tự nhiên đối với trực trùng coli, tụ cầu khuẩn, song cầu khuẩn, vi khuẩn subtilis.
Do đó, sử dụng dược liệu này trong điều trị bệnh tổ đỉa có thể cải thiện tình trạng ngứa ngáy, ngừa viêm nhiễm, hạn chế nguy cơ bội nhiễm ở những mụn nước. Ngoài ra, áp dụng mẹo chữa tổ đỉa ở chân, tay thường xuyên còn hỗ trợ phục hồi các tế bào bị tổn thương, đồng thời phòng ngừa các biến chứng bệnh lý gây ra.
Hướng dẫn thực hiện:
Hầu hết các cách chữa tổ đỉa ở chân, tay tại nhà có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện và lành tính. Tuy nhiên, trong một số trường hợp áp dụng các mẹo chữa này có thể gây kích ứng, mẫn cảm hoặc nghiêm trọng hơn mà bị nhiễm trùng do thực hiện sai cách. Do đó, trước khi áp dụng các cách chữa tại nhà, bạn nên ý một số vấn đề sau:
Trong thời gian điều trị bệnh tổ đỉa ở chân, tay, tuyệt đối không sử dụng bia, rượu, hút thuốc lá, các chất kích thích khác, các thực phẩm cay nóng
Chữa bệnh tổ đỉa ở chân, tay bằng các mẹo tại nhà thường có độ toàn, đơn giản, dễ thực hiện và tiết kiệm được chi phí điều trị. Tuy nhiên, cách chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế phương pháp chữa trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Do đó, bạn nên kết hợp các biện pháp điều trị này lại với nhau và chăm sóc đúng cách để mang lại kết quả điều trị tốt nhất.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Chủ đề liên quan: