Tiêu hóa hôm nay

4 sự thật mọi người cần biết khi điều trị táo bón

Uống nhiều nước, ăn nhiều chuối, mật ong, sữa chua là những liệu pháp trị táo bón không hoàn toàn là chính xác như bạn vẫn nghĩ.
Dưới đây là 4 sự thật về việc điều trị táo bón bạn nên biết.

1. Ăn nhiều chuối không hề có tác dụng lớn trong việc điều trị táo bón
Chuối trị táo bón là quan niệm được mọi người thừa nhận từ xưa đến nay, lý do chủ yếu là trong chuối chứa nhiều hàm lượng chất xơ thực vật và glucoze thuộc tính trái cây, hai nguyên tố này có tác dụng làm thông đại tiện. Tuy nhiên, hai chất này trong chuối thực chất cũng không hơn không kém so với một số loại quả khác và không hề có tác dụng lớn trong điều trị táo bón mà nhiều người vẫn tin tưởng. Do chuối không phải là "độc tôn" trong bảng xếp hạng thực phẩm giàu chất xơ thực vật và glucoze, vì vậy, nếu chỉ ăn duy nhất một loại trái cây này với số lượng quá nhiều còn có thể gây tác dụng ngược, bất lợi cho sức khỏe. Trước hết là chuối có tính hàn, trong khi tỳ vị ở trẻ em còn yếu nên ăn nhiều là điều kiêng kị. Tiếp theo không phải cứ ăn càng nhiều chất xơ thực vật là càng có lợi cho việc làm giảm táo bón, dung nạp quá nhiều chất này thậm chí có thể gây chướng bụng và đau bụng.

2. Sữa chua chỉ có thể hỗ trợ tiêu hóa mà thôi
Rất nhiều thông tin cho rằng sữa chua có thể trị táo bón, do trong sữa chua có chứa vi sinh có lợi, thúc đẩy nhu động dạ dày và làm thông việc đại tiện. Thực tế, lợi khuẩn BB12 trong sữa chua xác thực là có ích cho việc điều tiết dạ dày, đường ruột, song, hàm lượng sinh khuẩn có lợi trong đây rất ít, thông thường chỉ khoảng 2-5%. Do đó, ăn hay uống nhiều sữa chua căn bản là không đạt đến hiệu quả trị táo bón mà chỉ hỗ trợ nhiều cho tiêu hóa mà thôi. Ngoài ra, sữa chua thuộc thực phẩm lạnh. Nếu lấy từ tủ lạnh ra thì phải để cho đến nhiệt độ bình thường mới nên cho trẻ ăn để tránh ảnh hưởng dạ dày non nớt của trẻ. Những trẻ chưa đến 1 tuổi thì không nên ăn, trẻ dưới 3 tuổi cũng chỉ nên ăn một lượng thích hợp.

3. Ăn táo chín hay sống sẽ có hiệu quả điều trị táo bón khác nhau
Táo chứa nhiều chất xơ thực vật hơn cả chuối, nó có thể kích thích đường ruột và hỗ trợ đại tiện. Chất keo thực vật trong táo chưa quả xử lý nhiệt có tác dụng làm mềm hóa phân, làm giảm táo bón. Tuy nhiên, một số chị em cảm thấy ăn táo tươi khó tiêu nên đã đem táo nấu chín (chế biến cùng các món ăn). Cách làm này vô tình khiến chất keo thực vật vốn có thể điều trị táo bón bỗng chốc trở thành thành phần có công hiệu trị tiêu chảy. Thêm vào trong táo còn có tannin, nó khiến thành phần nước trong phân giảm đi. Do đó, ăn táo nấu chín không những không làm giảm táo bón mà còn làm tình trạng tăng nặng hơn.

4. Uống mật ong không hoàn toàn trị được táo bón
Một số chị em cho rằng khi trẻ táo bón nên uống nước mật ong vì sẽ có tác dụng nhuận tràng, giảm táo bón. Thực tế, tuy mật ong đúng là nhuận tràng nhưng không phải ai cũng thích hợp dùng, đặc biệt là trẻ em thì càng nên thận trọng. Ngoài ra, do mật ong tính nóng nên nếu dùng quá nhiều ngược lại còn có thể khiến phân trở nên càng khô, cứng hơn, chứ chưa hẳn có tác dụng trị táo bón. Theo Song Thương - Trí thức trẻ
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-4-su-that-moi-nguoi-can-biet-khi-dieu-tri-tao-bon-1790.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp vào mùa đông do thời tiết khô. Những người dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY