Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Những chiến binh thầm lặng

(MangYTe) - Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều người không khỏi lo lắng, hoang mang, quan ngại với những bệnh nhân nghi nhiễm hoặc nhiễm Covid-19. Nhưng với các y bác sĩ, họ sẵn sàng đối mặt với áp lực công việc cũng như nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Từ đêm 27/2, Trung đoàn 58, Long Phú, Hòa Thạch, Quốc Oai, Hà Nội đã tiếp nhận 355 trường hợp là du học sinh, lao động, người dân Việt Nam trở về từ Hàn Quốc. Qua theo dõi, phát hiện 13 trường hợp có biểu hiện sốt, ho đã được chuyển viện và xét nghiệm.

Kết quả xét nghiệm tất cả 13 trường hợp đều âm tính với Covid-19. Ngay trong đêm ngày 27/2, một đội ngũ cán bộ y tế của Trung tâm Y tế huyện Thạch Thất và Bệnh viện (BV) Đa khoa huyện Thạch Thất đã được huy động đến thực hiện nhiệm vụ tại Trung Đoàn 58.

Ngày 8/3 thật đặc biệt của các chiến sĩ áo trắng huyện Thạch Thất tại Trung đoàn 58 - nơi tiếp nhận các trường hợp cách ly phòng dịch Covid-19 của Hà Nội.

Từ đó đến nay, mỗi ngày, cán bộ y tế đều thực hiện kiểm tra sức khỏe, đo nhiệt độ, thăm khám cho bệnh nhân và thực hiện phun khử khuẩn môi trường bằng Cloramin B đều đặn 2 lần/ngày. Cả một ngày trời ngoài những lúc tắm rửa, ăn uống, họ đều phải khoác lên mình bộ quần áo tyvek nóng bức, ngột ngạt. Hạnh phúc nhất đối với họ là mỗi ngày trôi qua không có bệnh nhân nào có những biểu hiện sốt, ho, khó thở hay nhận tin báo “âm tính” của những trường hợp đã chuyển đi. Những ngày mới vào, họ bận đến nỗi không có thời gian gọi điện về cho gia đình, người thân.

Chia sẻ về nhiệm vụ tham gia phòng chống dịch bệnh Covid-19, bác sĩ Phạm Cẩm Ngọc - Khoa Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế huyện Thạch Thất cho biết: “Ban đầu, được điều động đến đây, tôi cũng băn khoăn và hơi buồn vì phải xa con cái, gia đình còn chưa sắp xếp được.

Nhưng đến đây, tôi đã thực sự hạnh phúc khi được quan tâm tới mọi người và được mọi người quan tâm lại. Tâm lý của những trường hợp cách ly ở đây đều rất lạc quan, nhiều người còn nói, đây là họ đi nghỉ dưỡng chứ không phải đi cách ly”.

Để yên tâm phòng chống dịch Covid-19, chị Nguyễn Thị Mai Hương - điều dưỡng Khoa Truyền nhiễm, BV Đa khoa Đống Đa (Hà Nội) phải gửi con về quê hơn một tháng nay. Chia sẻ với phóng viên, chị Hương nhớ lại, BV Đa khoa Đống Đa ghi nhận ca nghi nhiễm Covid-19 đầu tiên 1 ngày sau khi bắt đầu ngày làm việc đầu tiên của năm mới.

Hàng ngày, buổi sáng chị gặp bệnh nhân để trao đổi, cho bệnh nhân uống Thu*c; ca nào cần tiêm, truyền thì chị thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Buổi chiều, chị thực hiện những nhiệm vụ này một lần nữa. Buổi trưa, khi căng tin BV đưa cơm đến thì chị sẽ mang vào cho các bệnh nhân. “Lãnh đạo BV đã nói, nếu phát hiện một trường hợp nào bị dương tính với Covid-19 thì nhân viên y tế phải cách ly hoàn toàn. Vì vậy, tôi gửi con về quê cũng là để sẵn sàng trong trường hợp đó”- chị Hương nói.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/nhung-chien-binh-tham-lang-377975.html)

Tin cùng nội dung

  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY