Kinh tế xã hội hôm nay

Những con số thiệt hại khủng khiếp sau mưa lớn tại Hà Giang

Cơn mưa lớn kéo dài từ ngày 19 đến 21/7, tại tỉnh Hà Giang đã khiến 5 người ch*t và thiệt hại về kinh tế lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Những con số thiệt hại khủng khiếp sau mưa lớn tại Hà Giang - Ảnh 1.

Mưa lũ gây thiệt hại nghiêm trọng tại Hà Giang.

Ngày 22/7, đoàn công tác của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã kiểm tra và làm việc tại tỉnh Hà Giang sau trận mưa kéo dài lịch sử gây thiệt hại nghiêm trọng cho tỉnh này.

Ông Trần Quang Hoài - Phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, Tổng cục trưởng Cục Phòng, chống thiên tai dẫn đầu đoàn công tác đã kiểm tra các điểm sạt lở tại tổ 6, phường Quang Trung, TP. Hà Giang, nhà máy thủy điện Thái An, xã Thái An, huyện Vị Xuyên....

Báo cáo tại buổi làm việc, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Hà Giang cho biết, đêm 19/7 đến rạng sáng ngày 21/7, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có xảy ra mưa to đến rất to gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân tại các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Bắc Mê và thành phố Hà Giang.

Tính đến chiều 22/7, trên địa bàn toàn tỉnh đã có 5 người ch*t và 2 người bị thương.

Trong đó, nhà máy Thủy điện Sông Lô 2 cách TP. Hà Giang 15km về phía hạ lưu đã phải xả hoàn toàn với lưu lượng xả lúc 10h là 2.645 mét khối/giây.

Mực nước tại Trạm thủy văn Hà Giang lên nhanh và đạt đỉnh 101,37m trên cấp báo động 2 là 37cm và đang xuống chậm.

Thiệt hại về nhà ở, 2 nhà bị vùi lấp và cuốn trôi, 64 nhà bị đổ sập, 2.800 nhà dân bị ngập úng nước tràn vào nhà.

Thiệt hại về nông nghiệp, 1 ha lúa mới cấy bị sạt lở; hơn 446 ha diện tích lúa mới cấy và hoa màu bị ngập úng; hơn 16 ha cây lâm nghiệp và cây chè bị thiệt hại.

Ngoài ra, hơn 57 ha ao cá truyền thống bị thiệt hại, cùng nhiều công trình giao thông, thủy lợi bị sạt lở, tổng thiệt hại về nhà, hạ tầng và sản xuất nông nghiệp ước tính 125 tỷ đồng; ước tính giá trị thiệt hại của hai nhà máy thủy điện Thái An là 350 tỷ đồng, nhà máy thủy điện Thuận Hòa là 20 tỷ đồng.

Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo PCTT và TKCN tỉnh Hà Giang là tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết, thực hiện tốt công tác ứng phó và khắc phục hậu quả.

Tiếp tục tập trung cho công tác khắc phục hậu quả sau thiên tai, khôi phục sản xuất của người dân theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai.

Riêng đối với hai nhà máy thủy điện bị thiệt hại, mặc dù Chính phủ quy định các địa phương chủ động kinh phí hỗ trợ các doanh nghiệp bị thiệt hại do thiên tai.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết: Ngoài thiệt hại về người, tỉnh này còn thiệt hại nặng về hoa màu và tài sản.

Đợt lũ này nếu tính hết tất cả thiệt hại phải lên đến 150 tỷ đồng, riêng tuyến đường liên kết các vùng phát triển kinh tế - xã hội phía Đông tỉnh Hà Giang giáp ranh tỉnh Cao Bằng (đường Ngọc Đường - Tùng Bá - Tráng Kìm) đang thi công hiện hỏng hóc nếu khắc phục phải hết 50 tỷ đồng.

Còn 2 nhà máy thủy điện Thái An và nhà máy thủy điện Thuận Hòa nếu tính toán khắc phục phải hết ít nhất 400 tỷ đồng.

Hiện, tỉnh Hà Giang đã xây dựng kịch bản có thể xảy ra đối với từng vùng, từng huyện một để có những phương án thích hợp nhất để ứng phó với thiên tai về sau.

Theo Tổ Quốc

Copy link

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/nhung-con-so-thiet-hai-khung-khiep-sau-mua-lon-tai-ha-giang-20200722205701044.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY