(HNM) - Nghiên cứu cho thấy, ráy tai không hề vô dụng và cần bỏ đi như nhiều người vẫn nghĩ. Ráy tai nằm ngay ở ống tai ngoài, do một loại chất nhờn giống như mồ hôi tiết ra từ những tuyến hạch nhỏ (tuyến ráy tai) trộn cùng với những tế bào ch*t rơi ra trong lỗ tai mà thành. Ráy tai có màu sắc và trạng thái khác nhau, tùy vào từng người. Do vậy, sẽ có người có ráy tai khô, có người lại có ráy tai ướt.
Theo các nhà khoa học, ráy tai được cấu tạo giống y như một cái bẫy dính, ngăn các vật thể lạ, vi khuẩn lọt vào tai, giúp bảo vệ ống tai và màng nhĩ không bị kích thích, không bị viêm. Đồng thời, ráy tai còn giúp tai không bị “sốc” với những âm thanh quá lớn. Ráy tai cũng có tính a xít nhẹ, nên có đặc tính kháng khuẩn. Không có ráy tai, ống tai sẽ bị khô hoặc úng nước, dễ bị nhiễm trùng.
Do vậy, chúng ta không nên thường xuyên lấy ráy tai, chỉ khi nào cảm thấy ù tai hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường. khi đó, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám. tuyệt đối không được sử dụng tăm bông chọc vào bên trong tai mà chỉ nên sử dụng đầu tăm bông mềm để làm sạch các phần bên ngoài của tai. sử dụng tăm bông lấy ráy tai thường xuyên sẽ làm rụng lông tai dẫn đến làm hỏng chức năng tống chất bẩn ra ngoài cửa ống tai hoặc có thể gây ra một số vết thương như thủng màng nhĩ, đầu bông sót lại gây nhiễm khuẩn, ráy tai bị kẹt vào bên trong.
Hiện nay, có nhiều phương pháp lấy ráy tai khác an toàn như: dùng nước muối S*nh l*, nước ấm, hay các dung dịch có bán ngoài thị trường như hydrogen peroxide, glycerin, dầu ô liu, dầu dừa,… các dung dịch này giúp làm mềm ráy tai đồng thời có thể hạn chế khả năng vi khuẩn xâm nhập vào tai gây ra các bệnh viêm tai.