Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Có cần thiết phải lấy ráy tai cho trẻ?

MangYTe - Ráy tai có thể là vấn đề ba mẹ lo lắng nhiều vì có thể làm ảnh hưởng đến khả năng nghe. Tuy nhiên, có cần thiết phải lấy ráy tai cho trẻ?

Chỉ nên lau phía ngoài ống tai, không nên lau trong ống tai

Tại sao lại có ráy tai?

Ráy tai được tạo ra từ các tế bào lót ống tai, là đoạn nối giữa vành tai và phần tai giữa. được tạo ra thường xuyên và mọi lúc, vì vậy là một chuyện bình thường.

Ráy tai có nhiều chức năng quan trọng:

- Giúp bảo vệ màng nhĩ và ống tai

- Chống thấm cho ống tai, giúp giữ cho tai khô

- Ngăn ngừa vi trùng gây nhiễm trùng.

- Giúp "bẫy" bụi bẩn, bảo vệ màng nhĩ không bị viêm, khích thích.

Ráy tai mới có tính chất mềm và màu vàng, cũ khô hơn và chuyển sang màu nâu hoặc đen. sau khi được tạo ra, sẽ từ từ đi qua ống tai ngoài đến lỗ tai, rơi ra hoặc trôi ra khi tắm.

Do đó, trong hầu hết các trường hợp, chúng ta không cần làm gì để lấy ráy tai cho trẻ.

Chăm sóc tai cho trẻ như thế nào?

Ba mẹ chỉ nên lau bên ngoài tai bằng khăn lau.

Không sử dụng tăm bông, ngón tay hoặc bất cứ thứ gì khác chọc vào tai vì:

- Nguy cơ làm tổn thương ống tai và màng nhĩ mỏng manh.

- Sẽ đẩy ráy tai vào sâu hơn

- Có thể gây nhiễm trùng cho tai

Chỉ nên nếu có các triệu chứng: giảm thính lực, khó chịu, ráy tai quá nhiều hoặc gây tắc nghẽn trong ống tai.

Và việc lấy ráy tai cho trẻ nên được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa.

Cách phòng chống tắc nghẽn ráy tai

Không ngoáy tăm bông vào ống tai, vì sẽ đẩy ráy tai sâu hơn vào ống tai.

Không cố gắng bằng dụng cụ mà chưa được hướng dẫn bơi bác sĩ chuyên khoa vì có thể làm trầy xước ống tai và gây nhiễm trùng.

Nếu tất cả được lấy ra sẽ làm cho ống tai bị ngứa, kích thích đặc biệt đối với những bé thường đi bơi vì giúp thấm nước.

Hạn chế sử dụng nút tai (ví dụ như tai nghe) vì sẽ cản trở ráy tai rơi ra ngoài.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám tai?

- Ba mẹ thấy tai trẻ chảy máu hoặc dịch vàng, xanh (mủ);

- Trẻ than đau tai, sốt hoặc giảm thính lực (nghe không rõ, nghe kém);

- Ba mẹ nghi ngờ có dị vật trong tai của trẻ;

- ở và trẻ nhỏ: bấu, giựt tai có thể là dấu hiệu của vấn đề về tai, cần được đưa đi khám bác sĩ.

Bạn đọc có những bài viết, thắc mắc về sức khỏe người lớn, mẹ và bé, sức khỏe sinh sản, giới tính, bệnh nam khoa, chữa trị hiếm muộn, dinh dưỡng, chấn thương… có thể gửi về email: suckhoe@tuoitre.com.vn. Phòng mạch Online sẽ chọn lọc và giúp bạn giải đáp. Chân thành cám ơn.

ThS.BS LÊ THỊ KIM DUNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/co-can-thiet-phai-lay-ray-tai-cho-tre-20181226135348797.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Thính giác cho phép bạn tham gia với thế giới xung quanh. Từ khi là một đứa trẻ, bạn đã học nói bằng cách lắng nghe và bắt chước giọng nói của người khác
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY