Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Những người nào không nên ăn yến sào?

Người trẻ khỏe mạnh có khả năng hấp thụ tốt thì việc ăn tổ yến hàng ngày có thể sẽ không quá ảnh hưởng. Tuy nhiên có một số đối tượng dưới đây nên thận trọng khi sử dụng sản phẩm này.

Người kém hấp thu

Chúng ta đều biết rằng yến sào rất tốt cho người gầy, giúp hệ tiêu hóa phát triển tốt hơn, từ đó hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Nhưng khi cơ thể gầy yếu và mệt mỏi, xanh xao, tì vị hoạt động yếu hơn khiến chúng ta không hấp thu được dưỡng chất từ thức ăn. Những người rơi vào trường hợp này thì không nên ăn yến sào.

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Người sốt, cảm mạo, đau đầu, đau bụng

Theo Đông y, yến sào có vị ngọt, tính bình, tác dụng tốt đối với những người muốn bồi bổ cơ thể. Nhưng những người đang cảm mạo, sốt không nên ăn yến sào. Bởi lúc này cơ thể đang đào thải độc tố và rất cần bổ sung các chất dễ tiêu hóa. Nếu ăn yến sào, cơ thể nạp vào khá nhiều chất bổ. Muốn tiêu thụ được, bạn cần sản sinh nhiều năng lượng, việc này làm cho triệu chứng của sốt, cảm mạo nặng thêm.

Người bị đau bụng, hoặc đầy bụng

Chứng đau bụng do biểu hiện của bị cảm lạnh hoặc bị viêm nhiễm bộ phận nào đó bên trong cơ thể. Khi chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng thì không nên cho người bệnh dùngyến sào. Bởi yến sào có tính bình, ăn lúc đang mắc chứng đau bụng chỉ làm bệnh nặng thêm. Và việc bị đau bụng là do các cơ quan nội khoa gặp vấn đề. Ta cần đi bác sĩ thăm khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân.

Việc nạp chất dinh dưỡng từ yến sào lúc này là không cần thiết.

Người mắc những bệnh viêm nhiễm cấp tính

Đối với những người mắc các chứng bệnh như viêm da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu không nên sử dụng yến sào. Lý do là khi cơ thể chúng ta đang yếu, sự xâm nhập của các vi khuẩn vào cơ thể dẫn đến tình trạng viêm. Yến sào là một món ăn bổ dưỡng, nhưng có tính bình. Vì vậy khi cơ thể đang bị bệnh, bạn nên ngưng sử dụng yến sào.

Cách tốt nhất là chúng ta nên nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Chúng ta nên bồi bổ cơ thể bằng yến sào khi cơ thể đã khỏi bệnh. Lúc này cơ thể chúng ta mới sẵn sàng đón nhận các dưỡng chất cần thiết để phục hồi sức khỏe. Dùng yến sào khi cơ thể đã sẵn sàng là một liệu pháp hữu hiệu nhất.

Trẻ em dưới 7 tháng tuổi

Lý do khiến trẻ dưới 7 tháng tuổi không nên dùng yến sào là bởi vì lúc này cơ quan tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Yến chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên các bà mẹ nên biết rằng trẻ em dưới 7 tháng tuổi chưa phát triển đầy đủ về thể chất. Nếu chúng ta dùng yến sào sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa của trẻ. Bé không những không hấp thu được các chất dinh dưỡng mà còn gây hại cho hệ tiêu hóa. Dùng như vậy vừa lãng phí vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em. Như vậy, cho trẻ bồi bổ sức khỏe bằng yến sào cũng tùy vào từng trường hợp và từng độ tuổi nữa.

Người suy dương, tiểu trong

Lý do là lúc này cơ thể đang có những biểu hiện kém hấp thu. Chúng ta sử dụng yến sào lúc này chỉ khiến cơ thể không dung nạp được các chất dinh dưỡng. Làm như vậy vừa lãng phí vừa tạo gánh nặng cho cơ thể.

Một số lưu ý khi sử dụng tổ yến

- Chỉ nên dùng nước sạch ở nhiệt độ bình thường để vệ sinh tổ yến, không dùng nước sôi sẽ làm giảm bớt chất dinh dưỡng của nó và đặc biệt không được sử dụng bất kì loại hóa chất tẩy rửa nào vì có thể gây ngộ độc thực phẩm.

- sau khi làm sạch tổ yến có thể bảo quản chúng trong tủ lạnh nhưng không nên để quá 7 ngày sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn.

- liều lượng sử dụng tổ yến hợp lý:

+ trẻ em 1- 4 tuổi: 1-2 gr tổ yến tinh/ngày.

+ Trẻ em 4 tuổi trở lên, phụ nữ mang thai, và thanh niên: 2-3 gr yến tinh/ngày.

+ Người già, người có bệnh (tiểu đường, ung thư, mới ốm dậy…): 3-4 gr yến tinh/ngày.

Theo Lan Anh/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/nhung-ai-khong-nen-an-yen-sao-63307.html

Theo Lan Anh/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-nguoi-nao-khong-nen-an-yen-sao/20220425095009553)

Tin cùng nội dung

  • Yến sào còn có tên tổ yến, yến oa thái, yến sơ thái, tai yến.
  • Yến Sào được mệnh danh là Vàng Trắng trong ẩm thực - một cực phẩm để bồi bổ sức khỏe. Từ xa xưa, Yến Sào đã được xếp vào hàng Bát Trân, một trong 8 mỹ vị cùng đình dâng lên vua chúa. Trong cuốn sách Những cây Thu*c và vị Thu*c Việt Nam, giáo sư Đỗ Tất Lợi đã cho biết, Tổ Yến có chứa 31 nguyên tố vi lượng và 18 loại Acid Amin, mang tới công dụng bồi bổ sức khỏe kích thích tiêu hóa, bổ huyết, hỗ trợ ổn định thần kinh và trí nhớ ...
  • Yến sào rất giàu các axit amin thiết yếu cho cơ thể. Thành phần hóa học của yến sào gồm: 50% protid, 30,5% glucid.
  • Yến sào giúp tăng cường kích thích chuyện “yêu”, tăng sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể, chống tàn nhang, vết nám.
  • Yến sào rất giàu các axit amin thiết yếu cho cơ thể. Thành phần hóa học của yến sào gồm: 50% protid; 30,5% glucid.
  • Tổ yến là thực phẩm cao cấp ở vùng Á Đông, là 1 trong 8 món ăn nổi tiếng: yến sào, bào ngư, hải sâm, vây cá mập, đế chân voi, bàn tay gấu; nên các bữa tiệc ở cung đình không bao giờ thiếu món yến sào, thường được gọi là yến tiệc và đến nay yến sào luôn đứng đầu trong các món đại tiệc.
  • Thời tiết cuối thu trời đã se lạnh. Người tuổi cao đã bắt đầu tẩm bổ sức khỏe. Tuy nhiên bạn không nên tẩm bổ một cách thái quá sẽ có hại
  • Yến sào là thực phẩm cao cấp ở vùng Á Đông, là một trong 8 món ăn nổi tiếng: yến sào, bào ngư, hải sâm, vây cá mập, đế chân voi, bàn tay gấu;
  • Những người bị cảm, phong hàn, phong nhiệt, bụng đầy chướng, ăn không tiêu, đau bụng, đi ngoài, phân lỏng… ăn yến càng làm cho bệnh nặng hơn.
  • Nhiều cha mẹ có con chậm tăng cân, còi cọc cho ăn thật nhiều thịt, cá, phô mai, sữa đắt tiền, thậm chí còn tìm đủ thứ đắt tiền, quý hiếm như yến sào, nhung hươu, sữa ong chúa... tẩm bổ cho con.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY