Theo các chuyên gia dinh dưỡng, miến là thực phẩm bổ dưỡng, nhưng ít người biết rằng nó có chỉ số đường huyết và lượng đường cao hơn nhiều thực phẩm khác.
Ví dụ: 100g gạo tẻ có 76,1g đường, chỉ số đường huyết là 83. trong khi đó, 100g miến lại chứa đến 82,2g đường, chỉ số đường huyết là 95.
Ngoài ra, nếu so cùng một khối lượng thì lượng tinh bột trong miến cũng nhiều hơn so với cơm. cũng ở loại gạo tẻ, nếu tải lượng đường huyết của 100g gạo tẻ là 63 thì chỉ số này ở 100g miến lên đến 78. như vậy, miến cung cấp nhiều tinh bột và gây gia tăng đường huyết nhiều hơn so với cơm, tăng nguy cơ béo phì.
Đường huyết tăng cao trong thời gian dài có thể dẫn đến việc hình thành nhiều bệnh nguy hiểm như đột quỵ, mù lòa, suy thận, tiểu đường, hoại tử chi…, thậm chí t* vong. tuy nhiên, do miến có giá trị dinh dưỡng cao nên bệnh nhân tiểu đường không cần loại bỏ thực phẩm này ra khỏi chế độ dinh dưỡng mà cần hạn chế tiêu thụ ở mức hợp lý để không làm bệnh tình trầm trọng hơn.
Miến dong còn có nhiều loại pha thêm sắn để giảm giá thành sản xuất và dùng thêm Thu*c tẩy, các loại Thu*c nhuộm màu khác nhau tùy theo đặt hàng của các thương lái. Loại Thu*c tẩy trắng được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm kể trên là Natri hydrosulphat, axit HCL, Thu*c tím và phèn chua để làm dai bột.
Ăn kết hợp với các nhóm thực phẩm khác: Theo chuyên gia, người tiểu đường không nhất thiết phải kiêng khem ngặt nghèo mà vẫn cần duy trì đủ năng lượng với 4 nhóm chất cơ bản là đạm, tinh bột, chất béo và vitamin. Nếu ăn không đủ 4 nhóm chất trên, người bệnh sẽ gặp có nguy cơ suy dinh dưỡng và không đủ năng lượng để hoạt động.
Điều chỉnh lượng ăn vừa đủ, phù hợp với thể trạng từng người: thông thường, đối với bệnh nhân tiểu đường, cần cắt giảm khoảng 10% tinh bột so với nhu cầu năng lượng bình thường mà cơ thể cần. bù lại, người bệnh nên tăng 10% khẩu phần đạm. người bệnh vẫn có thể ăn cơm hoặc ăn miến với lượng vừa đủ, phù hợp với thể trạng cơ thể.
Chủ đề liên quan:
miến dong