Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những thói quen giúp phổi luôn khỏe mạnh

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, mọi người thường bàn về những biện pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch hay những cách diệt khuẩn tốt nhất, nhưng lại quên quan tâm đến phổi - cơ quan quan trọng bậc nhất trong chức năng hô hấp.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, mọi người thường bàn về những biện pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch hay những cách diệt khuẩn tốt nhất, nhưng lại quên quan tâm đến phổi - cơ quan quan trọng bậc nhất trong chức năng hô hấp. Ðể giữ cho lá phổi luôn khỏe mạnh, các chuyên gia khuyến nghị nên thực hiện những thói quen sau:

những động tác yoga đơn giản kết hợp với việc hít thở sâu có thể giúp cải thiện chức năng phổi.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên mang lại vô số lợi ích sức khỏe và cũng quan trọng không kém đối với phổi. tiến sĩ albert rizzo (mỹ) cho biết: “phổi của chúng ta tựa như máy bơm và phụ thuộc vào các cơ trong lồng ngực. nên để giữ cho phổi hoạt động mạnh mẽ, chúng ta cần giữ cho các cơ luôn trong trạng thái khỏe mạnh”. các bài tập đốt mỡ và tăng nhịp tim là cách tốt nhất để thực hiện điều đó, trong khi chỉ cần luyện tập khoảng 20-30 phút/ngày. trong quá trình luyện tập, tim sẽ đập nhanh hơn và phổi cũng hoạt động mạnh hơn để cung cấp khí ôxy cho cơ thể và loại bỏ co2. ðiều này đồng nghĩa tập thể dục thường xuyên làm cho quá trình trao đổi khí hiệu quả hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh về phổi.

Tăng cường dung nạp vitamin D

Không chỉ rất quan trọng đối với sức khỏe của khung xương, vitamin d cũng quan trọng đối với sức khỏe của phổi. nghiên cứu cho thấy thiếu hụt vitamin “ánh nắng” có thể gây suy giảm chức năng phổi và thậm chí làm thay đổi cấu trúc nội tạng này. ngoài phơi nắng sớm, bạn có thể bổ sung vitamin d bằng cách tiêu thụ các thực phẩm như cá béo, lòng đỏ trứng, phô-mai hoặc dùng viên bổ sung (khi có chỉ định từ bác sĩ).

Luyện hít thở sâu

Căng thẳng tinh thần (stress) có thể tàn phá cơ thể chúng ta, bao gồm cả hệ hô hấp. thực hiện các bài tập hít thở sâu có thể giúp giảm stress, đồng thời việc hít sâu vào bằng cơ hoành và thở ra qua môi có thể giúp tăng dung tích phổi, đặc biệt là đối với người trong quá trình hồi phục sau khi mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như covid-19.

Không hút Thu*c lá

Hút Thu*c lá là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư phổi, mắc các bệnh về phổi như phổi tắc nghẽn mãn tính, xơ phổi vô căn hoặc hen suyễn. Hơn nữa, các hóa chất độc hại trong Thu*c lá còn gây kích ứng và làm viêm các mô, khiến đường thở bị thu hẹp, gây khó thở và khiến phổi bị lão hóa nhanh hơn. Ngay cả việc sử dụng Thu*c lá điện tử cũng gây ra những tổn thương không thể hồi phục cho phổi. Vì thế, tốt nhất là không hút và ngừng hút Thu*c ngay.

Tránh tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí

Việc tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí (như khói xe, khói Thu*c lá từ người khác, Thu*c trừ sâu, khí gas, Thu*c tẩy) có thể làm tổn thương phổi và đẩy nhanh quá trình lão hóa. Các hạt bụi mịn nhỏ xíu có thể bị kẹt trong hệ hô hấp và gây ra phản ứng viêm, còn nếu hít phải độc tố thì mô phổi có thể bị phá hủy. Bên cạnh đó, đừng quên thường xuyên lau bụi đồ nội thất và biến ngôi nhà của bạn thành môi trường sống sạch.

Ăn uống đúng cách

Hãy bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho phổi vào chế độ ăn uống hằng ngày, như các loại đậu và hạt, các loại gia vị có thành phần chống ôxy hóa. Một số nghiên cứu cho thấy hoạt chất curcumin trong nghệ và capsaicin trong ớt có thể ức chế sự phát triển của khối u ung thư phổi, kháng viêm hiệu quả.

Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, đồng nghĩa khiến chúng ta dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp và mắc các bệnh về phổi. Do đó, ngủ đủ giấc cũng có lợi ích tăng cường sức khỏe cho phổi.

AN NHIÊN (Theo Real Simple)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/nhung-thoi-quen-giup-phoi-luon-khoe-manh-a140292.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY