Kinh tế xã hội hôm nay

Nỗi niềm người Việt đón Tết ở xứ người

(MangYTe) - Năm nay, sẽ là một cái Tết vô cùng đặc biệt khi toàn cầu đang ứng phó với dịch Covid-19, con đường về quê ăn Tết của những người con xa quê lại càng dài thêm. Đặc biệt, là những người ở nước ngoài với bao nỗi nhớ, niềm mong khi Tết đang cận kề!

Chị Phạm Thu Hải TP Abruzzo – Italia: Nghẹn ngào phút giao thừa!Mình hiện đang sống cùng gia đình tại vùng miền Trung của nước Ý, TP của những dãy núi bao phủ xung quanh, phố núi giống như Đà Lạt nhà mình vậy. Trong không khí Tết cổ truyền đang cận kề, chỉ cần ai nhắc đến quê hương, chỉ cần nhìn thấy nồi bánh chưng, cây mai, nhành đào là mình đã muốn "đặt bàn tay lên môi giữ chặt tiếng nấc nghẹn ngào". Xa quê hương, nhớ lắm, nhớ mùi Tết, nhớ không khí Tết ở quê nhà.

Chị Phạm Hải Thu đang sống ở vùng miền Trung của nước Ý, đây là năm thứ 4 chị ăn Tết xa quê hương

Gia đình mình đoàn tụ bên Ý vừa bước sang năm thứ 4, ông xã mình làm nhà nghiên cứu khoa học tại 1 trường Đại học ở Italia. Trải qua 3 năm ở đất nước hình chiếc ủng xinh đẹp bên bờ Địa Trung Hải, gia đình mình đã có những trải nghiệm thú vị khi được đặt chân tới nhiều thành phố xinh đẹp của Italia, và cảm nhận cuộc sống phố núi ở đây khá êm đềm, yên tĩnh. 2 bé nhà mình đều thích nghi nhanh, có kết quả học tập tốt và nổi trội trong môn ngoại ngữ và Toán học. Cuộc sống đang đẹp đẽ, êm đềm thì cho đến Tết năm ngoái, đại dịch Covid-19 ghé thăm, nước Ý oằn lưng chống dịch, đời sống kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, có thế nói Chính phủ Italia đã làm rất tốt trong việc khống chế dịch, con số lây nhiễm đã giảm sâu với các chính sách giãn cách tốt nhất nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Gia đình mình cũng như bao người dân ở đây, mạnh mẽ vượt qua khó khăn, và qua đó tình cảm gia đình càng khăng khít hơn.

Nhưng, càng cận kề những ngày Tết đến Xuân về này, nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương càng tăng gấp bội vì bao dự định đành gác lại. Chả biết đến bao giờ mới lại được về thăm quê, mỗi lần mình gọi điện về cho người thân đều nói “chúng con rất ổn" nhưng trong lòng cồn cào nhớ mẹ và gia đình, nhớ quê hương tha thiết.

Ở Italia, không có cây đào thật, chị Hải đã tự tay cắt tỉa hoa đào giả để tô điểm thêm cho ngôi nhà của mình, tạo không khí đón Tết cổ truyền

Để vơi bớt nỗi nhớ nhà, giữ gìn bản sắc văn hóa Việt, ẩm thực Việt, mình luôn chăm chút căn bếp, các bữa ăn trong ngày luôn là đồ thuần Việt, thi thoảng mới nấu pasta món Ý. Và ngày Tết xa xứ ấm áp ý nghĩa hơn khi mình chuẩn bị một số món ăn truyền thống như nem rán, giò lụa, vì không có lá chuối (thứ xa xỉ) nên mình đặt bánh chưng ở các shop online bếp Việt ở đây. Cành đào cũng không có, mình đã tự làm hoa giả gắn lên để có được không khí ngày Tết. Đến 30 Tết, như thông lệ, gia đình mình sẽ mời các bạn sinh viên ở TP đến ăn cỗ đón Tết Nguyên đán. Tình cảm đồng bào đáng trân trọng hơn bao giờ hết. Rồi đến thời khắc đón giao thừa, ở Italia sẽ là 6 giờ tối, khi kim đồng hồ chỉ sang 6giờ1p, mình sẽ gọi điện về chúc Tết gia đình, người thân. Tuy giọng ai cũng tỏ ra vui vẻ bình thường nhưng mình biết khóe mắt nghẹn ngào...Hồi còn ở Việt Nam, nhớ mỗi lần Tết đến Xuân về, mình lại thấy 1 hãng quảng cáo làm 1 video xúc động về tình cảm gia đình, những người ông, người bà, bố mẹ trông mong con cháu sum vầy vào ngày 30 Tết. “Cái gì cũng có, chỉ thiếu chúng nó" dù biết là đoạn phim quảng cáo mà mình chẳng khi nào ngăn được giọt nước mắt. Bài hát ấy còn vang mãi: “Quà nào bằng gia đình sum vầy; Tết nào vui hơn Tết đoàn viên”…

Anh Nguyễn Lương Bằng - Tokyo, Nhật Bản: Nhớ lắm Tết quê nhà!Thế là đã gần Tết thứ 2 ở nơi đất khách quê người. Mấy ngày nay, khi ở Việt Nam, nhà nhà đã chuẩn bị đón Tết cổ truyền, mình lại da diết nhớ quê hương. Nhớ những buổi cả gia đình quây quần gói bánh chưng, rồi chuẩn bị những món ăn truyền thống đón Tết cổ truyền. Những phiên chợ quê cứ đến Tết là đông đúc, nhộn nhịp, rồi hình ảnh nhà nhà xúm với nhau đụng lợn ngày Tết khiến ai nấy đều háo hức, mong chờ, nhất là đám trẻ con. Mình thấy phong tục đụng lợn không chỉ là để chia thịt, liên hoan mà còn là sự quây quần, hội tụ, sung túc, đủ đầy. Giờ đây, nguồn thực phẩm dồi dào, chắc không còn mấy nơi duy trì tục đụng lợn nữa. Nhưng Tết ở quê mình vẫn là ấm áp tình làng nghĩa xóm, ai đi xa nhớ vô cùng. Chẳng thể kiếm tìm được ở đâu thứ tình cảm thiêng liêng này.

Anh Nguyễn Lương Bằng, tại Tokyo, Nhật Bản

Ở Nhật Bản, những ngày Tết cổ truyền của Việt Nam, chúng mình vẫn phải đi làm. Như năm ngoái, chiều 30 Tết, mình vẫn phải đi làm làm tới 9 giờ tối . Đi làm về, mình đếm từng giờ, từng phút đến thời khắc giao thừa để gọi điện về nhà. Thật không thể cầm lòng được.Theo kế hoạch, năm nay mình sẽ về Việt Nam đón Tết, nhưng do dịch Covid-19 nên đành gác lại. Dù ở Nhật Bản, chúng mình cũng chuẩn bị những món ăn cổ truyền như bánh chưng, giò chả… nhưng cũng không thể có cảm giác của hương vị Tết quê gì cả. Chúng mình ngồi ăn, chúc tụng nhau, nhưng trong lòng ai cũng ngậm ngùi nỗi nhớ niềm mong, và thầm ước có được những phút giây quây quần bên gia đình. Dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành thế này, chả biết đến bao giờ thì giao thương ổn định, để mình có thể được về quê. Mong lắm! Chị Phan Thùy Dương - Paris, Pháp: Trái tim luôn hướng về quê hươngThời gian này, không khí trên đường phố và cuộc sống của người dân Paris vắng lặng hơn hẳn những năm trước, do ảnh hưởng của Covid-19. Lại là một cái Tết nữa mình xa quê hương, bao dự định đành gác lại. Mình sang Pháp đã được 8 năm, cứ 2 năm mình về quê ăn Tết một lần. Năm nay, dịch Covid-19 khiến mọi sinh hoạt cũng như cuộc sống bị đảo lộn. Nhớ những ngày này, trước đây khi về Việt Nam mình đều mua sắm mọi thứ trong nhà, thăm hỏi, quà cáp cho hai bên nội, ngoại. Đi chợ Tết mua đào, quất và vài đồ trang trí khác. Chợ hoa Quảng Bá, vườn đào Nhật Tân… muôn sắc màu, lần nào về mình cũng lượn một vòng quanh phố để cảm nhận hương sắc Tết của Thủ đô. Rồi đến giao thừa, sau khi làm mâm cúng xong, cả nhà đều nâng ly, lì xì và chúc tụng nhau mừng năm mới. Ôi không thể nào quên những giây phút ấy.

nhiều gia đình người việt ở nước ngoài tự gói bánh chưng để cảm nhận không khí tết cổ truyền

ở paris, cộng đồng người việt khá đông, những vật phẩm truyền thống được nhập về pháp hầu như không thiếu thứ gì, từ hoa đào, hoa mai, bánh chưng, bánh tét hay các loại mứt. nhà mình thường mua nguyên liệu về tự làm tại nhà, vừa tiết kiệm lại hợp khẩu vị của mình hơn, vừa làm vừa cảm nhận được không khí của tết. đặc biệt, những lần gói bánh chưng, là một lần cho con trải nghiệm và hiểu được ý nghĩa của ngày tết cổ truyền việt nam. vì là ngày tết cổ truyền hướng về quê hương nên hầu hết các gia đình việt nam tại pháp đều đón giao thừa theo giờ việt nam, tức là 6 giờ chiều ở pháp. ngày này, ở pháp không được nghỉ làm nhưng mình vẫn xin nghỉ phép để được đón năm mới cùng gia đình, gọi điện về hai bên nội ngoại.tuy không được sum vầy, đón tết cùng gia đình nhưng trong trái tim những người con xa xứ luôn luôn hướng về quê hương bằng tất cả tình yêu, niềm tự hào. đặc biệt trong đợt dịch này, việt nam là tấm gương trong công tác kiểm soát, chặn dịch covid- 19 thành công khiến thế giới thán phục. đây thực sự là niềm tự hào của mỗi người việt chúng ta. mong dịch bệnh sớm qua nhanh, để con đường về quê ngắn lại. nhớ lắm một cái tết ấm áp ở quê nhà.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/noi-niem-nguoi-viet-don-tet-o-xu-nguoi-409456.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY