Cây cầu treo bản lọng rỉ sét nằm vắt qua thượng nguồn con sông âm, nối tỉnh lộ 530b với con đường độc đạo dẫn lên bản phá trên đỉnh ngọn bù bằng - nơi có hơn trăm nóc nhà của đồng bào dân tộc thái trú ngụ. xuyên giữa rừng luồng, con đường bê tông như sợi dây rừng rộng chưa đầy 2m, với những con dốc cua tay áo cứ dựng lên mãi rồi chạy hút vào mây. sau hơn 30 phút rú ga ầm ĩ, bản phá cũng hiện ra. những mái nhà sàn bàng bạc, giản tiện, co ro trong màn sương lạnh... bản nằm lọt thỏm giữa lòng một thung lũng hẹp, tứ bề là rừng núi dựng thành vách, ngăn ngắt.
Sáng nay chị lương thị diệu, nhà ở tận cuối bản phá dậy từ khi còn mờ đất, nhen bếp lửa giữa nhà sàn chuẩn bị bữa sáng cho 2 đứa con còn ngủ vùi trong mớ chăn màn bề bộn. mùi cơm sôi, hơi ấm từ bếp lửa leo lét cũng phần nào xua đi cái lạnh đang len lỏi đến từng ngóc ngách của căn nhà. mùa này thường thì phải đến khi mặt trời đứng bóng, sương mới tan hết, mọi hoạt động thường nhật của bà con bản phá mới lại được bắt đầu.
Sau khi 2 đứa con cắp sách đến trường, chị Diệu lại ngồi bên bậu cửa, nhìn mông lung ra dải đất ruộng bậc thang trước nhà chỉ còn trơ gốc rạ. Không ai đoán được chị đang chờ đợi điều gì. “Mình chờ chồng về. Hắn đi làm thuê tận dưới Ngọc Lặc, hơn 1 tuần nay rồi chưa thấy về, không biết bận gì. Đi lâu thế chắc có người thuê việc rồi đấy”- chị Diệu buông thõng câu nói. Tôi khá ngạc nhiên khi nghe chị gọi chồng bằng “hắn” một cách tỉnh rụi.
Đông con, không đất trồng lúa, không đất rừng và không nghề phụ từ khi vợ chồng tách ra riêng đã khiến cuộc sống của gia đình chị Diệu rơi vào cảnh bí bách quanh năm suốt tháng. Để có tiền trang trải cho cuộc sống, chồng chị đã phải lang bạt hết từ huyện này qua huyện khác làm thuê. Phát cỏ, chặt keo, đội đất, đào giếng... ai thuê gì anh làm nấy.
Chiều qua khi lấy gạo nấu cơm, đứa con lớn thứ 2 thông báo một tin quan trọng làm chị hết sức lo lắng: “Mẹ à, nhà ta sắp hết gạo rồi đấy”. “Năm nay dịch bệnh nên mình cũng không đi kiếm việc được, tất cả dồn hết lên vai chồng, hắn kiếm được tiền thì đem về mua cái ăn và đóng tiền học cho con. Chiều nay mà hắn không về thì ngày mai phải đi vay gạo ăn thôi”- chị Diệu cố nén nhưng tiếng thở dài não nuột vẫn bật ra sau câu nói.
Rời căn nhà sàn tuềnh toàng với những lo toan của mẹ con chị Diệu, tôi thả bộ dọc con đường mòn chạy xuyên bản Phá, sương sớm vẫn còn chùng chình giăng khắp thung lũng. Vài người phụ nữ luống tuổi dậy sớm, vừa lấy cỏ khô cho bầy gia súc gầy trơ xương trong chuồng, vừa xuýt xoa vì lạnh. Vẩn trong không khí, mùi ngai ngái của phân trâu bò, tiếng gà rừng te tắt gáy làm không gian một góc đồng rừng càng trở nên vắng lặng. Ở đây, cái khó khăn, cái nghèo hiện ra qua từng chi tiết nhỏ nhất.
Đi cùng tôi, anh hà quang đảm, phó bản phá cũng không giấu được sự ngại ngùng. qua câu chuyện của anh, tôi được biết: hiện cả bản có 103 hộ dân là đồng bào dân tộc thái sinh sống, với hơn 10ha đất canh tác lúa nước. cùng với làn gió nếp sống mới, làng bản từ lâu đã không còn các hủ tục lạc hậu, bà con chăm chỉ làm ăn, cùng với đó là các chương trình như 134, 135, 30a được đưa về áp dụng, với hi vọng giúp người dân thoát nghèo nhưng do thiếu đất sản xuất, đường giao thông đi lại khó khăn đã khiến những chính sách ưu việt của nhà nước chưa thể phát huy hết hiệu quả. bản phá sau bao năm, nghèo vẫn hoàn nghèo. nếu tính theo tiêu chí mới, tỷ lệ hộ nghèo của bản hiện vẫn còn chiếm tới hơn 15%. diện đặc biệt khó khăn như gia đình chị diệu có gần 10 hộ.
“bao đời nay rồi, bà con dân bản chăm chỉ làm ăn lắm nhưng cái đói nghèo vẫn bám riết, không buông tha. cũng vì nghèo mà nhiều lớp con em ham học lên nữa để có cơ hội đổi đời đều dang dở mơ ước của mình. học để biết mặt chữ rồi lại phải ở nhà phụ giúp gia đình kiếm sống. lớn lên một chút là dựng vợ gả chồng. lớp này gối lớp khác, triền miên, dai dẳng và không có điều gì thay đổi” - giọng đảm cứ nhỏ dần như tiếng thì thầm của gió rừng. anh áy náy cứ như thể sự đói nghèo đang hiện diện ở bản phá là có một phần lỗi của chính mình.
Nhà chị Lương Thị Diệu ở bản Phá.“Phá” trong tiếng người Thái có nghĩa là mây. Cái tên nghe thì đẹp nhưng cứ cho người ta cảm giác xa xăm và chênh vênh quá. Có lẽ khi quyết định dừng chân và chọn đây là nơi sinh cơ lập nghiệp, những người tiên phong mở đất đã chọn cái tên đúng với những gì vùng này có nhiều nhất.
Gần trưa, đứa con gái học lớp 5 của chị Diệu đã về đến nhà. Bỏ cặp sách vào một góc sàn, nó vội vã vào bếp, bữa cơm được nhanh chóng dọn ra giữa sàn. Một nồi cơm vơi ám khói, ít cải ngồng luộc lấy nước làm canh đựng trong chiếc bát mẻ miệng nham nhở, bát nước mắm cay và đĩa cá khô đóng muối trắng xốp… Bữa ăn đơn giản đến đạm bạc.
“Phải ăn dè chờ bố chúng nó về mới tính được”- chị Diệu cười ngượng nghịu nói như thanh minh. Cô con gái út Lương Thị Hoài vừa dè dặt nhai cơm vừa len lén nhìn khách lạ. “Nó cũng giống như các anh chị, ham học và học được lắm. Nhưng chắc chỉ theo được đến hết lớp 9 thôi, vì muốn học lên cao nữa cũng không có điều kiện”- Phó bản Hà Quang Đảm giọng đầy tiếc rẻ. Chị Diệu dừng đũa âu yếm vuốt tóc mai cho con, ngầm đồng ý với nhận xét của Phó bản.
Dẫn tôi đến các công trình nước sạch thuộc Chương trình 135, đã bỏ hoang nhiều năm nay, Phó bản Hà Quang Đảm không giấu được sự xót xa của của mình cho biết: Cả bản có 6 bể nước công cộng, được đầu tư xây dựng từ năm 2008. Tuy nhiên, chỉ sau ít năm sử dụng, do không có người bảo quản, đường dẫn nước về các bể hư hỏng mà không được tu sửa đã khiến các bể nước này rơi vào tình trạng bỏ không.
“một phần là do ý thức của người dân. chúng tôi đã tổ chức nhiều đợt học tập cộng đồng, tuyên truyền đến bà con những giải pháp áp dụng trong sản xuất, bảo vệ tài sản chung nhưng ý thức của người dân không được nâng lên là mấy” - đảm lý giải. “vậy, điều cần nhất của người dân bản phá hiện nay là gì?” - tôi hỏi đảm và nhận được sự im lặng.
Tại ubnd xã tam văn, sau khi nghe câu hỏi mà tôi đã hỏi ở bản phá, chủ tịch ubnd xã này, ông lương văn quỳnh trăn trở, bảo: bà con đồng bào thái ở bản phá hiện nay cái gì cũng thiếu nên thành ra không biết điều bà con cần nhất hiện nay là gì. tuy nhiên, để bà con thoát nghèo bền vững, ngoài việc tiếp tục triển khai, áp dụng tốt hơn nữa các chương trình của chính phủ, điều cần kíp trước mắt là được hỗ trợ làm nhà kiên cố cho bà con, “an cư mới lạc nghiệp”. song song với đó là mở rộng, cải thiện tình trạng con đường độc đạo dẫn vào bản, khôi phục hệ thống nước sạch vốn đã có từ trước.
“bên cạnh những yếu tố vừa nêu ở trên, theo tôi cái cần nhất của bản phá hiện nay là phải thay đổi tập tục canh tác, có một chiến lược phát triển kinh tế cụ thể. dựa vào điều kiện tự nhiên ở đây thì có thể là phát triển đàn gia súc, gia cầm, tạo thương hiệu thực phẩm sạch như nhiều nơi đang làm. tuy nhiên, nói là một chuyện, còn làm được hay không lại là câu chuyện khác…” - ông quỳnh nói.
Người dân bản phá cần gì nhất? tôi đã hỏi câu hỏi này đến cả chục lần nhưng không ai ở tam văn có thể cắt nghĩa… đáp lại chỉ có những tiếng thờ dài lẫn vào với gió ngàn.
Chủ đề liên quan:
bản Phá đỉnh Bù Bằng đói ăn huyện lang chánh mưu sinh nghèo đói ốc đảo thanh hóa Thanh Hóa xã Tam Văn