Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Thanh Hóa: Hơn 1.000 ca bệnh tay chân miệng trong 3 tháng

Tính từ tháng 6/2011 đến thời điểm này, tại Thanh Hóa đã ghi nhận hơn 1.160 ca bệnh tay chân miệng, 2 ca Tu vong.
Tình hình bệnh tay chân miệng trên địa bàn Thanh Hóa vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Tuy nhiên, theo cơ quan y tế địa phương cho biết diễn biến của dịch bệnh vẫn đang trong tầm kiểm soát. Hiện dịch bệnh chân tay miệng đã xuất hiện tại 25/27 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tính từ tháng 6/2011 đến thời điểm này, tại Thanh Hóa đã ghi nhận hơn 1.160 ca bệnh tay chân miệng, 2 ca Tu vong (đều ở huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa). Hiện số ca mắc bệnh nhiều nhất là tại huyện Triệu Sơn với 223 ca, tiếp đến là thành phố Thanh Hóa 122 ca, huyện Quảng Xương 106 ca... Tại BV Nhi Thanh Hóa hiện đang tiếp nhận và điều trị hơn 20 ca bệnh mỗi ngày. Tuy nhiên các bệnh nhân mắc bệnh chủ yếu ở thể nhẹ, sau khi được tư vấn và điều trị, hầu hết các bệnh nhân xuất viện trong ngày. Ông Lê Hữu Uyển, Trưởng phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế Thanh Hóa đánh giá: “Tình hình dịch bệnh vẫn đang trong tầm kiểm soát. Ngành y tế cũng đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống không để dịch bệnh lây lan và phát triển mạnh. Các bệnh nhân mắc bệnh hầu hết ở độ 1”. Trước tình hình trên, ngày 26/8, Sở Y tế Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác phòng, chống dịch tay chân miệng và hướng dẫn các biện pháp chỉ đạo về giám sát, thống kê và báo cáo bệnh tay chân miệng năm 2011 cho cán bộ chuyên trách ở các trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở y tế trên địa bàn.

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tay chân miệng của Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch, công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng năm 2011. Theo đó các tháng cuối năm 2011 sẽ tiếp tục tăng cường công tác truyền thông bằng nhiều hình thức làm cho nhân dân nhận thức rõ cách phòng, chống và nhận biết bệnh tay chân miệng để chủ động phòng ngừa. Đặc biệt, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng chỉ đạo ngành y tế không để dịch lớn xảy ra, phát hiện sớm ca bệnh, tổ chức bao vây và dập dịch ngay, không để dịch bệnh lây lan rộng và kéo dài.

Bên cạnh đó, ngành y tế cũng phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, Thu*c men, trang thiết bị, sẵn sàng ứng phó một cách hiệu quả nếu xảy ra dịch; chẩn đoán, tiên lượng điều trị theo đúng phác đồ của Bộ Y tế, hạn chế mức thấp nhất tỷ lệ mắc và Tu vong do dịch bệnh gây ra.

Theo Duy Tuyên - Dân trí

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thanh-hoa-hon-1-000-ca-benh-tay-chan-mieng-trong-3-thang-9957.html)

Tin cùng nội dung

  • Từ ngày 13/5, Sở Y TP.HCM tế sẽ phối hợp với Sở GD-ĐT tổ chức 6 đoàn kiểm tra công tác vệ sinh phòng, chống dịch bệnh tại các trường mầm non.
  • Trong tháng 4, TP.HCM đã có 6 trẻ Tu vong do mắc tay chân miệng. Vậy làm cách nào để phòng và phát hiện sớm bệnh này?
  • (Mangyte) - Trong tháng 4, TP.HCM có gần 600 trẻ mắc bệnh tay chân miệng, tiếp tục có thêm 3 trẻ Tu vong.
  • Từ đầu năm đến nay tại TPHCM có 3 trường hợp Tu vong do bệnh tay chân miệng. Bệnh tấn công vào nhiều trường học khiến nguy cơ lây nhiễm tăng cao.
  • Sau thời gian dài “vắng bóng”, bệnh bạch hầu bất ngờ xuất hiện trở lại. Đây là căn bệnh lây lan nhanh, nguy cơ Tu vong cao.
  • Các bác sĩ BV Bạch Mai đã liên tiếp cứu sống ngoạn mục nhiều ca bệnh tưởng chừng như vô phương cứu chữa bằng kỹ thuật hỗ trợ phổi nhân tạo (ECMO). Thành công này mở ra thêm nhiều cơ hội sống cho người bệnh, đồng thời cho thấy sự sáng tạo, tận tâm vì người bệnh của đội ngũ thầy Thu*c áo trắng.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY