Khoa học hôm nay

Phát thải carbon tại châu Âu giảm vì đại dịch Covid-19

(HNMO) - Những ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu Covid-19 lên ngành du lịch và sản xuất là yếu tố khiến lượng khí thải carbon từ hoạt động sử dụng nhiên liệu hóa thạch giảm tại châu Âu.

(HNMO) - Những ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu Covid-19 lên ngành du lịch và sản xuất là yếu tố khiến lượng khí thải carbon từ hoạt động sử dụng nhiên liệu hóa thạch giảm tại châu Âu.

Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết, trong năm 2020, lượng khí thải carbon xuất phát từ quá trình đốt các loại nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá và khí đốt tự nhiên đã giảm 10% so với năm trước đó.

Nguyên nhân do mức tiêu thụ dầu và các sản phẩm dầu giảm tại hầu hết các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), trong khi tiêu thụ khí đốt tự nhiên cũng giảm tại 15 quốc gia. Trái lại, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong sản xuất điện, đặc biệt là phong điện, thủy điện và năng lượng mặt trời, đã tăng đáng kể.

Báo cáo của eurostat cho thấy, hy lạp, estonia và luxembourg là những quốc gia có mức giảm phát thải carbon cao nhất với khoảng 18%. đức, quốc gia tạo ra 1/4 tổng lượng khí carbon của eu, ghi nhận mức giảm gần 9%. các quốc gia khác thải lượng lớn khí carbon như italia, pháp và ba lan cũng đạt mức giảm trong khoảng 8-11%.

Mục tiêu trung hòa carbon của EU vào năm 2050 nhằm hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu đòi hỏi một quá trình chuyển đổi xanh trong các lĩnh vực công nghiệp thông qua việc sử dụng những công nghệ như nhiên liệu hydro tái tạo và lưu trữ năng lượng. Các tòa án ở Pháp và Đức cũng đã ra phán quyết yêu cầu các quốc gia phải nỗ lực hơn nữa trong hạn chế phát thải.

Tuy nhiên, trong số 27 quốc gia thuộc EU, Ba Lan là thành viên duy nhất không cam kết trung hòa carbon vào năm 2050. Việc không sẵn sàng ngừng sử dụng than khiến Warsaw gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn ngân sách chuyển đổi xanh của EU.

EU đang xem xét những biện pháp hỗ trợ và đẩy nhanh triển khai các dự án quan trọng vì lợi ích chung châu Âu (IPCEI), nơi các quốc gia thành viên có thể tập hợp nguồn lực cho những công nghệ chiến lược. Ủy ban châu Âu (EC) cũng đang cân nhắc một chương trình hỗ trợ nhằm bảo đảm giá carbon cho nhà phát triển dự án. Điều này có thể khuyến khích đầu tư vào các công nghệ như hydro sản xuất từ ​​năng lượng tái tạo.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Khoa-hoc/998646/phat-thai-carbon-tai-chau-au-giam-vi-dai-dich-covid-19)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY