Kinh tế xã hội hôm nay

Phòng, chống bạo lực học đường và lao động trẻ em thông qua trường học

(PetroTimes) - Ngày 4/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị về phòng, chống bạo lực học đường và lao động trẻ em thông qua trường học. Trong đó, cần chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường, học sinh và gia đình học sinh về phòng, chống bạo lực học đường.
Hội nghị được tổ chức trực tiếp, kết hợp với trực tuyến tới các cơ sở giáo dục trong cả nước

Bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em là nhiệm vụ cốt lõi

Báo cáo của bộ gd&đt tại hội nghị cho thấy, trong thời gian vừa qua, công tác bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em, học sinh luôn được đảng, nhà nước chỉ đạo sát sao. bộ gd&đt luôn coi công tác bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em là nhiệm vụ chính chị, cốt lõi của ngành. bộ gd&đt đã tham mưu cho đảng, quốc hội, chính phủ nhiều văn bản nhằm thực hiện hiệu quả, đồng bộ về gd&đt. trong đó, công tác xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng chống bạo lực học đường được đặt lên hàng đầu.

Hằng năm, Bộ GD&ĐT tổ chức rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để loại bỏ những văn bản hết hiệu lực, bổ sung, thay thế các văn bản cần sửa đổi và xây dựng mới những văn bản đáp ứng yêu cầu của công tác quả lý nhằm tạo hệ thống văn bản đầy đủ, phù hợp với thực tế. Sửa đổi bổ sung hệ thống chính sách đối với người học là trẻ em. Từng bước hiện đại hóa công tác quản lý, số hóa và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và học tập.

Theo đánh giá, việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường là chủ trương được các cơ sở giáo dục và xã hội đồng tình, ủng hộ. do đó, việc triển khai thực hiện được nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền và đoàn thể hưởng ứng, tham gia tích cực, tạo nên sự chuyển biến tốt trong thời gian vừa qua. bằng nhiều biện pháp kết hợp đồng bộ, số vụ bạo lực học đường được ghi nhận qua từng năm học có chiều hướng giảm.

Ở mỗi cơ sở giáo dục, công tác phòng chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em được lồng ghép với việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, nhất là kỹ năng tự bảo vệ bản thân, giải quyết mâu thuẫn. Từ đó, tạo ra sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường tạo nên hiệu quả thực sự của các hoạt động phòng chống bạo lực học đường.

Thông qua việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các văn bản của các cấp đã nâng cao năng lực nhận thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh về công tác phòng chống bạo lực học đường, lao động trẻ em và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. học sinh và gia đình học sinh an tâm hơn khi môi trường giáo dục ở trong và ngoài nhà trường được bảo đảm an toàn, lành mạnh và thân thiện hơn.

Đối với tình trạng trẻ em phải tham gia lao động khi chưa đủ tuổi, theo báo cáo của cục trẻ em, bộ lao động - thương binh và xã hội, cả nước có hơn 1 triệu trẻ em được xác định là lao động trẻ em. trong đó, có gần 50% các em hiện vẫn tiếp tục đi học, 48,6% hiện đã thôi học và 1,4% chưa bao giờ đi học. về nguyên nhân và các yếu tố dẫn tới lao động trẻ em rất phức tạp, tập trung vào điều kiện kinh tế - xã hội nghèo nàn, nhận thức hạn chế về các loại hình công việc thích hợp và không thích hợp cho trẻ em, cùng với năng lực hạn chế của các cơ quan có liên quan để giải quyết và thực thi pháp luật một cách hệ thống.

Đồng bộ các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường và lao động trẻ em thông qua trường học

Để phòng, chống bạo lực học đường, trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện các chỉ thị, kế hoạch hoành động về phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp bạo lực, xâm hại T*nh d*c trẻ em trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2020-2025. Chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường, học sinh và gia đình học sinh về phòng, chống bạo lực học đường.

Cùng với đó, cần tăng cường giáo dục pháp luật, giáo dục về phòng, chống bạo lực học đường; xây dựng các chuyên đề về giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại, bạo lực học đường lồng ghép trong các hoạt động giáo dục, hoạt động Đoàn, Đội thông qua các hình thức tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm, nêu gương tốt, đề cao sự gương mẫu của người thầy. Đặc biệt, các cơ sở giáo dục cần xây dựng và củng cố, nâng cao hiệu quả, phát huy vai trò của các Phòng Tư vấn tâm lý.

Đối với vấn đề phòng ngừa lao động trẻ em, cần phải xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng trong trường để kịp thời phát hiện trẻ em, học sinh phổ thông có nguy cơ cao trở thành lao động trẻ em và có quy trình phối hợp phòng ngừa. tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong việc đưa trẻ đến trường, hạn chế tối đa việc trẻ phải bỏ học do khó khăn về học tập, kinh tế.

Đại diện của Tổ chức UNICEF tại Việt Nam nhấn mạnh, ngành giáo dục có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các quyền về chăm sóc và bảo vệ trẻ em thông qua việc giáo dục trẻ em biết tôn trọng người khác; xây dựng kỹ năng cho trẻ biết cách tự bao vệ bản thân. Cùng với đó, nhà trường cũng là nơi có thể phát hiện và đảm bảo ứng phó kịp thời và phù hợp khi trẻ có nguy cơ hoặc bị xâm hại, bạo lực, bị bỏ rơi, bỏ mặc, bóc lột sức lao động, kỳ thị và bị bắt nạt.

Các chuyên gia, nhà nghiên cứu về tâm lý học đường cũng đề xuất nhiều giải pháp để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, không bạo lực học đường. Trong đó, các cơ quan quản lý cần phải có nhiều chính sách đồng bộ, phối hợp để nâng cao nhận thức, tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo và điều kiện để các cơ sở giáo dục được Tự chủ, Dân chủ, Nhân văn, Sáng tạo; Phát triển năng lực cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý; Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng trường học hạnh phúc cho cán bộ quản lý, giáo viên… trong xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, không bạo lực học đường. Cùng với đó, phải triển khai có hiệu quả chương trình giáo dục giá trị văn hóa và kỹ năng sống cho học sinh phổ thông, cũng như bồi dưỡng kỹ năng phòng, tránh bạo lực học đường cho giáo viên, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội.

Phú Văn

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/phong-chong-bao-luc-hoc-duong-va-lao-dong-tre-em-thong-qua-truong-hoc-653242.html)

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) - Để hạn chế thực trạng sử dụng lao động trẻ em, Dự án Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực quốc gia Phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em ở Việt Nam đã được thực hiện thí điểm trong những thời gian 2015 - 2019 tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và An Giang.
  • (MangYTe) - Việc trẻ em tham gia làm việc nhà phù hợp với độ tuổi là điều nên khuyến khích để tăng cường kỹ năng sống cho các em. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, trẻ em tham gia làm việc nhà trong thời gian dài, thậm chí có cả công việc nguy hiểm, độc hại gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, tinh thần, ảnh hưởng đến thời gian học tập, vui chơi của các em...
  • (MangYTe) - Điều 26 Luật Trẻ em quy định: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.
  • (MangYTe) - Trong khuôn khổ các hoạt động trực tiếp của Dự án Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực quốc gia phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam (ENHANCE), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội phối hợp với tổ chức Lao động quốc tế ký kết thực hiện Dự án từ tháng 12/2018 tại 9 xã thuộc 4 huyện: Chương Mỹ, Gia Lâm, Thạch Thất và Hoài Đức.
  • SKĐS -Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT ) tổ chức Công bố Quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông, nhằm công bố kết quả thẩm định sách giáo khoa.
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành văn bản hướng dẫn nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2019-2020. Theo đó, có một số nội dung đáng chú ý trong văn bản này đó là Bộ yêu cầu các cơ sở giáo dục chú trọng công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ, có biện pháp hiệu quả khắc phục tình trạng làm giả văn bằng, chứng chỉ và mua bán văn bằng, chứng chỉ.
  • Tại cuộc họp của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực về thi tốt nghiệp THPT quốc gia sau năm 2020 được tổ chức sáng 25/9, ông Mai Văn Trinh Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng – Bộ GDĐT đã báo cáo đề xuất phương án thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH,CĐ từ sau 2020.
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc phối hợp chỉ đạo tổ chức Kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia, tuyển sinh Đại học, Cao đẳng sư phạm, Trung cấp sư phạm năm 2019.
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành liên tiếp 3 thông tư, TT 03/2019, TT05/2019 và TT 06/2019 quy định về Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục; Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 và thông tư quy định sửa đổi Quy chế thi THPT quốc gia. Các thông tư nói trên sẽ có hiệu lực trong tháng 5/2019.
  • Thí sinh được mang đề thi, giấy nháp các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và hai môn thành phần cuối cùng của bài thi Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội ra khỏi phòng thi khi hết giờ làm bài.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY