Phụ khoa hôm nay

Đây là chuyên khoa có chức năng chẩn khám, điều trị nội khoa lẫn phẫu thuật ngoại khoa các bệnh lý phụ khoa lành tính, các bệnh lý cấp cứu và các bệnh liên quan tới nội tiết sinh sản. Các bệnh lý phụ khoa được ứng dụng điều trị nội tiết như rong kinh, băng huyết, vô kinh, rối loạn nội tiết (vị thành niên và mãn kinh), sẩy thai liên tiếp, điều hoà sinh sản, nạo thai dưới 3 tháng tuổi, phá thai to, hút thai khó dưới 12 tuần. Phương pháp phẫu thuật nội soi được áp dụng cắt tử cung, bóc u xơ, soi buồng tử cung,...Phương pháp ngoại khoa truyền thống được thực hiện trong phẫu thuật đường âm đạo, cắt tử cung đường âm đạo, các phẫu thuật trong dị dạng sinh dục, sa sinh dục, u nang buồng trứng,...

Phụ nữ bị ung thư buồng trứng cơ thể thường có 4 dấu hiệu kỳ lạ, nếu xuất hiện dù chỉ 1 bạn cũng cần kiểm tra ngay

Phụ nữ không chỉ nên cảnh giác với ung thư tuyến vú, cổ tử cung, mà còn cần cảnh giác cả với buồng trứng.

Buồng trứng khỏe mạnh là điều kiện cần thiết cho sự sinh sản ở người phụ nữ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số chị em gặp trục trặc ở buồng trứng dẫn đến vô sinh, hiếm muộn tăng lên đáng kể. Theo số liệu thống kê, tỉ lệ mắc ung thư buồng trứng đứng thứ 3 trong số các khối u ác tính ở hệ thống sinh sản nữ. Tỉ lệ T* vong do ung thư buồng trứng đứng đầu trong danh sách các khối u ác tính phụ khoa.

Trên thế giới, tỉ lệ mắc ung thư buồng trứng ở các nước phát triển là 9,1/100.000 và ở các nước đang phát triển là 5,0/100.000.

Về mặt dữ liệu, tỉ lệ T* vong do ung thư buồng trứng ở khu vực thành thị cao hơn ở khu vực nông thôn và ở hầu hết các nhóm bệnh nhân trên 50 tuổi.

Vì các triệu chứng sớm của ung thư buồng trứng không rõ ràng, khoảng 70% bệnh nhân ung thư buồng trứng được chẩn đoán đã đến giai đoạn muộn, nên tỉ lệ sống sót 5 năm ở bệnh nhân mắc ung thư này chỉ là 40%.

Vậy nên, phụ nữ không chỉ nên cảnh giác với ung thư tuyến vú, cổ tử cung, mà còn cần cảnh giác cả với buồng trứng.

Mặc dù các triệu chứng sớm của ung thư buồng trứng không mấy rõ ràng nhưng hãy chú ý 4 dấu hiệu dưới đây, bởi nó hoàn toàn có thể cảnh báo bạn đang bị bệnh đấy.

1. Xuất hiện các khối trong bụng

Bình thường, bụng của người phụ nữ phẳng và mềm mại, nếu phát hiện ra bụng xuất hiện các khối bất thường thì bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời. Điều này là do buồng trứng sau khi ung thư xảy ra, diện tích khối u cục bộ tăng lên, thông thường bụng sẽ xuất hiện các khối tương ứng.

Khi bệnh trở nên tồi tệ hơn, khối lượng của các khối sẽ phát triển và thậm chí có cảm giác đè nén ở bụng. Vvì vậy, đừng bỏ qua sự xuất hiện của các khối u ở bụng nhé.

2. Cảm giác đau rõ rệt

Cảm giác đau đớn là một chức năng tự bảo vệ của cơ thể. Khi cơ thể không khỏe, cơn đau có thể thu hút sự chú ý của chúng ta ngay lập tức.

Khi ung thư buồng trứng xuất hiện, cơ thể sẽ thực hiện các biểu hiện tương ứng. Ví dụ, phụ nữ thường bị đau bụng, ngoài việc kiểm tra ruột, dạ dày, gan và các khối u khác, cũng nên cảnh giác với nguyên nhân gây ung thư buồng trứng.

Điều này là do sự gia tăng của khối u cục bộ, gây áp lực lên các mô và dây thần kinh xung quanh, tạo ra cảm giác đau đớn và cơn đau tăng theo thời gian.

3 kiểu đau điển hình cảnh báo bệnh ung thư buồng trứng:

- Đau bụng dưới (hoặc đau vùng chậu)

- Đau nhức lưng

- Đau nhói khi quan hệ T*nh d*c

3. Kinh nguyệt bất thường

Kinh nguyệt bình thường hay không có liên quan chặt chẽ đến sức khỏe buồng trứng của phụ nữ.

Khi buồng trứng xuất hiện ung thư, các triệu chứng rõ ràng hơn là kinh nguyệt bất thường. Nếu buồng trứng bị ung thư, nội tiết tố nữ trong cơ thể bị rối loạn, ảnh hưởng kinh nguyệt. Cụ thể, trong một thời gian ngắn lượng kinh nguyệt giảm hoặc tăng, thời gian kinh nguyệt kéo dài, rút ngắn có thể liên quan đến sức khỏe buồng trứng.

4. Giảm cân nhanh

Bất kể bị ung thư gì, một đặc điểm điển hình thường xuất hiện ở bệnh nhân là gầy đi nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn. Ung thư buồng trứng cũng không ngoại lệ.

Trong quá trình phát triển ung thư buồng trứng, cơ thể phụ nữ sẽ xuất hiện rối loạn chức năng nội tiết, do đó ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.

Điều này có thể dẫn đến giảm cân nhanh chóng của bệnh nhân, cơ thể có biểu hiện cơ bắp teo, cơ thể yếu và các triệu chứng khác.

Ngoài các dấu hiệu điển hình cảnh báo bệnh ung thư buồng trứng nói trên trên thì vẫn có một số dấu hiệu khác giúp bạn nhận biết căn bệnh này:

- Đầy hơi, chướng bụng.

- Hay bị táo bón.

- Tiểu tiện mất kiểm soát.

- Mệt mỏi thường xuyên.

Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư buồng trứng?

Để phòng ngừa ung thư buồng trứng, có 2 việc mà chị em nào cũng phải làm được như sau:

Thứ nhất, kiểm soát cân nặng

Béo phì có liên quan đến nhiều bệnh ung thư, phụ nữ quá nhiều chất béo là một trong những yếu tố gây ung thư buồng trứng. Vì vậy nên duy trì tập thể dục vừa phải và kiểm soát cân nặng.

Theo số liệu thống kê có liên quan, phụ nữ tập thể dục có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn 27% so với phụ nữ không tập thể dục.

Thứ hai, kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Ung thư có liên quan chặt chẽ đến tuổi tác, càng lớn tuổi, nguy cơ ung thư càng cao. Theo khuyến nghị của các tổ chức y tế, phụ nữ trên 40 tuổi nên thường xuyên sàng lọc ung thư phụ khoa. Đặc biệt, phụ nữ sau mãn kinh nên được nhắm mục tiêu để kiểm tra sức khỏe, giảm nguy cơ ung thư.

Chúng ta đều biết rằng có vắc xin phòng ung thư cổ tử cung nhưng không có vắc xin ngừa ung thư buồng trứng, vì vậy, ngay từ bây giờ, hãy chú ý bảo vệ chính mình là tốt nhất.

https://afamily.vn/phu-nu-bi-ung-thu-buong-trung-co-the-thuong-co-4-dau-hieu-ky-la-neu-xuat-hien-du-chi-1-ban-cung-can-kiem-tra-ngay-20211229171916078.chn
Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/phu-nu-bi-ung-thu-buong-trung-co-the-thuong-co-4-dau-hieu-ky-la-neu-xuat-hien-du-chi-1-ban-cung-can-kiem-tra-ngay-20211229171916078.chn)

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY