Cây thuốc quanh ta hôm nay

Quả dâu ta giữ mãi tuổi thanh xuân!

Trong Đông y, trái dâu được dùng từ đời Đường, Trung Quốc. Qua các công trình nghiên cứu, dâu ta và dâu tàu có giá trị nuôi tằm và làm Thu*c tương đương nhau.

Theo Trung dược học bản thảo: trái dâu tằm có công dụng bổ thận, dưỡng huyết, khu phong, sáng tai, mắt, dài râu tóc, tăng lực, chữa táo bón kinh niên. Trong Bản thảo bị yếu viết: an thần, thính tai, sáng mắt, tiết nhiều nước miếng, trị khát, lợi thủy, tiêu thũng.

quả dâu ta"> ta còn hay gọi là tằm (dâu cho lá nuôi tằm kéo tơ) có nhiều trên đất nước ta. Cây dâu nuôi tằm (Morus albaL) nhiều lá mềm, ít quả và quả nhỏ vị chua hơn. Cây dâu lưu niên Morus nigraL nhiều quả, to, đỏ, tím đen mọng ngọt, lá dày cứng tằm không ăn. Mỗi loại có đặc tính quý riêng cho tùy mục đích sử dụng. có tên Hán là tang thầm. Họ dâu tằm Moraceae.

Trong Đông y, trái dâu được dùng từ đời Đường, Trung Quốc. Qua các công trình nghiên cứu, dâu ta và dâu tàu có giá trị nuôi tằm và làm Thu*c tương đương nhau.

Theo Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân: trái dâu giải được độc của rượu, lợi cho cả khí huyết.

Một số tài liệu Trung Quốc cho biết cứ 100g có 1,6g anbumin, 0,4 chất béo, 9,6g chất đường; 3,3g xơ thực phẩm, 20mg caroten; 30mg canxi, 33mg photpho; 0,3mg sắt, 150mg Kali, 1mg Na, 0,07mg đồng, 1,33mg kẽm, 2,31g Selen; vitamin: A 19g, B1 0,02mg, B2 5mg, B6 7mg, C 22mg, E 12,78mg, Biotin 85g, Folacin 38g, Niacin 0,6mg, acpantotenic 0,43mg. Axít linoleic bảo vệ huyết quản phòng xơ cứng mạch, chất resveratrol phòng chống ung thư, chống oxy hóa mạnh, giảm mỡ máu, chống ngưng tụ tiểu cầu, giãn mạch, kháng khuẩn, tăng miễn dịch chống AIDS. Ăn thường xuyên kéo dài tuổi thọ, đẹp nhan sắc, đen tóc, sáng mắt.

Thu hoạch dâu chín phải nhẹ tay, không để dập nát (gây lên men), không chất đống, thiếu không khí dễ gây giảm chất lượng của các chế phẩm. Chế biến bằng rất nhiều cách từ đơn giản đến phức tạp như: nước ép dâu, cao dâu, dâu ủ men, dâu hấp, mứt dâu, bột dâu, dâu tươi xào thịt. Trong các chế phẩm đó có khi chỉ dùng trái dâu, có khi phối hợp thêm nhiều thức ăn hay các vị Thu*c Đông y khác để phục vụ nhiều mục đích điều trị khác nhau. Để dùng dâu có thể phơi khô và dùng liều khô bằng 1/2 liều tươi.

quả dâu chín tươi 5.000g. Gạo nếp 6.000g. Men rượu vừa đủ. phải chín đều, ép lấy nước, đun sôi để nguội cho cùng cơm nếp men rượu trộn đều cho vào bình ngâm. Ngày uống mỗi lần 30 - 50ml 2 bữa cơm ngày.

Các tài liệu về Đông y về sau nói nếu cho vào rượu dâu nên thêm mật ong, rượu sẽ ngon bổ hơn.

Trung y mỹ dung): tươi chín 50g. Đường phèn vừa đủ. rửa sạch cho vào nồi đất, nước vừa đủ sắc lấy nước hòa đường phèn để uống. Có thể uống thường xuyên, nhất là về mùa hè. Cách này thông dụng trong nhân dân. Do không có đường phèn họ đã dùng đường hoa mơ hoặc đường trắng.

- 100g, rượu 1/2 lít ngâm 3 ngày. Uống ngày 2 bữa cơm. Mỗi lần 20ml.

- , sinh địa, mỗi thứ 30g; đường trắng 15g. Giã nát sắc uống chia 10 lần uống.

quả dâu là Quả trường thọ.

- Cháo : chín 40g, gạo 50g. Đường phèn vừa đủ. Nấu cháo lỏng ăn buổi sáng (chưa ăn gì, bụng đói) rất tốt đối với người già, yếu, ốm dậy.

- Bánh mè : 30g, vừng đen 60, bột nếp 700g, bột gạo tẻ, hạt đay 10g, đường trắng 30g. Làm bánh hấp chín.

quả dâu tươi 60g (khô 30g) sắc uống 2 lần/ngày vào chiều tối.

quả dâu 15g, thục địa 15g, bạch thược 15g sắc uống.

quả dâu 30g, ngân nhĩ 20g, ô mai 3g. Sắc kỹ uống ngày 2 lần.

quả dâu 150g, lá dâu 100g, vừng đen 100g, cô cao lỏng thêm 500g đường. Uống ngày 3 lần. Mỗi lần 15g (1 thìa con).

quả dâu chín bằng lượng cành nấu nhừ lọc bỏ bã cô đặc, đường, ít rượu. Ngày uống 2 thìa canh, hòa nước cơm uống trước bữa ăn.

quả dâu 20g, cà chua một quả. đem nghiền nát. Ăn hết một lần. Ngay 1 - 2 lần. Đồng thời lấy lá dâu già chưa rụng nấu lấy nước rửa mắt hàng ngày.

quả dâu 10g, bạch truật 6g, sắc uống.

quả dâu 15g, hồng hoa 3g, kê huyết đằng 13g, rượu trắng 1 thìa con (15ml). Cho tất cả vào nồi nấu lấy nước bỏ bã. Ngày 1 thang, uống trong 5 - 7 ngày.

quả dâu, ngũ vị tử, mỗi loại 10g sắc kỹ đến khi còn 1/2 - uống ngày 1 lần.

quả dâu tươi 100g, rượu trắng (gạo hoặc nếp ngon). Dâu rửa sạch, giã nát gói vào túi vải ngâm vào rượu 3 - 5 ngày. Uống mỗi lần 20 - 25ml.

quả dâu 250g, cành dâu 150g, chùm gửi dâu 100g. Ngâm rượu uống.

- 30g, thiên hoa phấn 20g, sinh địa 15g. Sắc uống.

- tươi 1kg, gạo nếp 0,5kg, men rượu vừa đủ dùng. Giã nát dâu cho nếp vào nấu cùng thành cơm nếp, để nguội rắc men rượu, trộn đều cho lên men thành rượu cái. Ăn khai vị trước bữa cơm.

quả dâu tươi 500g, bột củ ấu 50g, mật ong 30ml. Ép dâu lấy nước cô đặc, trộn bột củ ấu và mật ong nấu chín. Dùng điều trị hỗ trợ ung thư gan bị huyết hư, miệng lưỡi khô, thần kinh suy nhược mất ngủ, táo bón.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/qua-dau-ta-giu-mai-tuoi-thanh-xuan-n132302.html)

Chủ đề liên quan:

dâu ta quả dâu ta vị thuốc

Tin cùng nội dung

  • Dùng rượu làm phụ liệu có ý nghĩa tăng tính ấm cho vị Thuốc, làm cho khí vị của Thuốc đi lên trên thượng tiêu.
  • Tết đến, các gia đình thường mua hoa để trưng bày trong nhà. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, bên cạnh vẻ đẹp, các loại hoa Tết như đào, hoa hồng, cúc vạn thọ, hoa mào gà… còn là những vị Thuốc quý.
  • Các loại rau thơm không chỉ làm cho các món ăn thêm hấp dẫn, mà còn góp phần không nhỏ trong việc phòng và chữa bệnh.
  • Đan sâm cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa, tiêu cục máu đông – vị Thuốc không thể thiếu trong Đông y để trị bệnh tim mạch
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Cây qua lâu (trichosanthes kirilowi maxim.) thuộc họ bí (cucurbitaceae), có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc, dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.
  • Các dược liệu này sau khi ngâm tẩm bằng rượu, có thể sử dụng độc vị, hoặc phối hợp với các vị Thuốc hình thành bài Thuốc ngâm rượu, hoặc sắc uống có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược về khí huyết, ngũ tạng hư suy, giúp cân bằng âm dương phòng và chữa bệnh rất tốt, hiệu quả góp phần cải thiện sức khỏe.
  • Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
  • Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY