Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ráy tai, đồ rác rưởi hay vệ sĩ bảo vệ tai?

Ráy tai là thứ tự tiết ra ở tai mỗi người. Và ai cũng cho rằng nó là “đồ rác rưởi” cần bỏ đi. Vậy đây có phải là quan niệm đúng đắn

Ảnh minh họa

Hiểu chính xác về ráy tai

Nhiều người không rõ hoặc cho là như nhau giữa các khái niệm: dịch ráy, ráy tai. Thực tế không phải vậy.

- Dịch ráy là sản phẩm được tiết ra bởi các tuyến dịch ráy ở trong ống tai ngoài và nó chỉ là một thành phần của ráy tai. Dịch ráy có chứa các glycopeptid (kháng sinh), các lipid (bôi trơn), acid hyaluronic và acid sialic (tạo môi trường acid), các enzyme lysosome (tác dụng phá cấu trúc các vi khuẩn) và các immunoglobulin (miễn dịch).

- Hỗn hợp dịch ráy được trộn lẫn với các tế bào da chết cùng với các chất ngoại sinh từ bên ngoài lọt vào trong ống tai tạo thành ráy tai. Ráy tai bao gồm: các vảy da bị chết trên lớp da bề mặt của ống tai, mồ hôi, bã nhờn và các chất ngoại sinh từ bên ngoài khác nhau có thể lọt vào (bụi, nước bẩn khi tắm, keo xịt tóc, dầu gội đầu, kem cạo râu, dầu tắm, mỹ phẩm,…)Trong đó, thành phần chính của “ráy tai” là các tế bào da chết.

Ráy tai, “đồ rác rưởi” hay “vệ sĩ” bảo vệ tai

Chính vì là nơi tập trùng khá nhiều “ bụi bẩn”, ráy tai bị xem là “chất thừa thãi” cần phải loại bỏ mọi nơi. Nhiều người xem việc loại bỏ ráy tai như việc vệ sinh hằng ngày và dùng mọi thứ để lấy rái tay như móng tay, que diêm, cặp tóc, tăm xỉa răng… Điều nay thật sai lầm vì thứ mà mọi người cho rằng là “đồ rác rưởi” chính là “vệ sĩ” bảo vệ tai của chúng ta.

Ảnh minh họa

Ráy tai - bức tường ngăn cản vật thể lạ xâm hại tai

Bui bẩn trong không khí và côn trùng nhỏ nếu chẳng may bay vào lỗ tai thì chất nhờn ngăn chặn lại, không cho chúng đi sâu vào bên trong, tránh gây tổn hại đối với cơ quan thính giác. Một số côn trùng nhỏ chui vào lỗ tai, nhấm phải vị đắng của ráy tai sẽ lập tức bò ra ngoài.

Hơn nữa bản thân ráy tai không phải là môi trường mà vi khuẩn có thể sinh sống mà nó còn là chất sát trùng. Vi khuẩn chẳng may lọt vào trong lỗ tai, đụng phải thứ thuốc sát trùng này sẽ bị chết, vì vậy tai mới đỡ bị nhiễm khuẩn.

Ráy tai - thay liên tục để làm nhiệm vụ “vệ sĩ”

Ráy tai dần khô đi trên bề mặt da của ống tai và sẽ được tự động đẩy ra ngoài nhờ những chuyển động của hàm như nhai, nói chuyện.

Lớp ráy tai sinh lý được thay mới liên tục giống như chúng ta thay áo và nó có nhiệm vụ bảo vệ da của ống tai. Lớp ráy cũ sau khi “hết hạn nghĩa vụ” sẽ tự bong tróc và rớt ra ngoài trong khi lớp ráy mới dần dần hình thành để thay thế “người tiền nhiệm” thực thi “công vụ”.

Như vậy ráy tai thay phiên nhau hình thành để bảo vệ tai và thực tế nó có thể tự động khô lại và rơi ra ngoài tai mà không cần sự can thiệp của những dụng cụ rái tay.

Do vậy việc lúc nào cũng rái tay chưa hẳn là tốt và thực tế bạn chỉ nên làm nó khi cảm thấy ráy tái quá nhiều.

Ráy tai - bảo vệ màng nhĩ

Con người có thể nghe được âm thanh là nhờ dao động của màng nhĩ, nằm ở độ sâu khoảng 25mm, âm thanh trước khi tới màng nhĩ phải đi qua ống tai ngoài.

Tại đây, ráy tai có nhiệm vụ làm giảm bớt cường độ của các sóng âm, tránh cho màng nhĩ bị kích thích quá mạnh. Nhờ vậy, khi có những âm thanh quá mạnh như tiếng sấm, tiếng động cơ máy bay, màng nhĩ mới khỏi bị tổn hại.

Quan niệm ráy tai làm cản trở việc nghe của tai là hoàn toàn sai lầm.

Các nhà khoa học cho rằng, ráy tai là một trong nhiều phương pháp bảo vệ sáng tạo của cơ thể con người. Và nó chẳng những không phải thứ bỏ đi, mà còn là một thứ rất đáng tìm hiểu và nghiên cứu một cách nghiêm túc.

Tiểu Bùi

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình -- NXB Y học

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/ray-tai-do-rac-ruoi-hay-ve-si-bao-ve-tai-23636/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY