Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Rèn luyện thể lực phòng chống các bệnh không lây nhiễm

Các bệnh không lây nhiễm là nhóm các bệnh gây Tu vong hàng đầu và tăng gánh nặng ngân sách y tế...

Nguyên nhân liên quan trực tiếp đến các nhóm bệnh trên, ngoài những nguyên nhân như thói quen hút Thu*c lá, lạm dụng đồ uống có cồn, thừa cân và béo phì, tăng huyết áp và tăng cholesterol thì việc giảm vận động thể lực thường xuyên có vai trò quyết định tới nhóm các đồng thời cũng ảnh hưởng quan trọng tới việc hình thành các nguyên nhân gây bệnh.

Do vậy, các bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là bệnh tim mạch và ung thư, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo người dân tại tất cả các quốc gia trên thế giới cần thực hiện chương trình vận động thường xuyên với các mức độ vận động có tính thích nghi từ cường độ trung bình tới gắng sức.

Rèn luyện thể lực phù hợp và đều đặn phòng ngừa bệnh không lây nhiễm.

Việc hoạt động thể lực thường xuyên đưa tới những lợi ích sau: tăng sự phát triển của cơ tim và hiệu suất làm việc của quả tim; giảm cholesterol máu và tăng thải trừ các chất chuyển hóa trung gian gây nhiễm độc cơ thể; Giảm cân; Giảm nguy cơ hình thành huyết khối - nguyên nhân hàng đầu gây tắc mạch; Tăng sự phát triển cơ vân giúp các hệ thống mạch máu phát triển và lưu thông tuần hoàn thuận lợi; tạo sự sảng khoái về tinh thần và tăng cường sự sản xuất các nội tiết tố có lợi cho sức khỏe.

Điều đầu tiên là mỗi người phải nắm được tình trạng sức khỏe của chính bản thân mình trước khi tham gia tập luyện. Đừng ngại ngần nếu chúng ta phải đi khám để biết chắc việc tập luyện sẽ an toàn cho chính bản thân mình, đôi khi sự chủ quan lại đưa tới những nguyên nhân gây ra tình trạng tập luyện quá sức hoặc thậm chí những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Một số dấu hiệu cần được bác sĩ tư vấn trước khi tập luyện là: đôi khi có cơn đau ngực, tình trạng thở dốc mệt mỏi khi đi bộ nhanh, chạy nhẹ hoặc lên xuống cầu thang, thỉnh thoảng thấy chóng mặt, hoa mắt hoặc tối sầm không nhìn thấy gì, đau mỏi khớp, sưng nề khớp khi vận động

Dựa vào tình trạng sức khỏe hiện tại mà chọn một phương thức tập luyện phù hợp. Cần duy trì một khoảng thời gian tập luyện tạo ra sự thích nghi và cải thiện tình trạng sức khỏe của cơ thể. Khoảng thời gian vận động này được chia đều ra các ngày trong tuần tùy theo cường độ vận động. Theo WHO, tổng thời gian trong 01 tuần trung bình là 150 phút với cường độ vận động trung bình hoặc 75 phút với các bài tập gắng sức cường độ lớn.

Bên cạnh đó, để an toàn trong khi tập luyện, người tập cần nắm được chỉ số nhịp tim tối đa và cường độ vận động phù hợp với độ tuổi của mình. Chỉ số theo dõi nhịp tim khi vận động đặc biệt quan trọng đối với người nếu trước đó đã có khuyến cáo thận trọng khi tập luyện vì lý do tim mạch, không để dẫn tới tình trạng tập luyện quá sức cấp tính gây ra những biến chứng, hậu quả khó lường.

Nhịp tim thường được theo dõi qua việc đếm mạch, đây là một kỹ năng cơ bản, có thể đếm mạch tại vị trí động mạch quay ở cổ tay, động mạch cảnh ở cổ hoặc đơn giản nhất là dùng đồng hồ đếm nhịp tim đeo trên người - một trang thiết bị tương đối phổ biến hiện nay. Khi tập luyện, chúng ta có thể tự kiểm tra bằng cách theo dõi nhịp tim.

Khi tham gia tập luyện, mỗi người cần có một chế độ tập phù hợp với bản thân mình, không phụ thuộc vào việc người bên cạnh mình tập nhiều hay ít, khó hay dễ mà phải là chính bản thân mình có khả năng tập luyện tới đâu.

Mỗi người cũng có thể tự chọn cho mình một khung giờ thích hợp, miễn là thời gian đó phù hợp với thói quen sinh hoạt và bản thân có thể duy trì được thường xuyên.

Khó thở khi tập luyện bình thường, thở dốc, thở ngắn, dồn dập. Vô tình bị nhiễm các triệu chứng, các bệnh cảm cúm. Cảm thấy nhịp im tăng bất thường, sau nghỉ khoảng 15 phút vẫn thấy nhịp tim trên 120 nhịp/phút. Thấy đau ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, hoặc nếu đau mỏi cơ bắp sau 24 giờ nghỉ vẫn thấy không thuyên giảm.

Đau vùng trước ngực. Hoa mắt chóng mặt thường xuyên hoặc kéo dài bất thường. Đau đầu dữc dội, rối loạn thị giác. Khó thở, phải gắng sức để thở, nghỉ ngơi không đỡ; Hạ thân nhiệt, vã mồ hôi bất thường, lạnh, run tay chân.

Dấu hiệu khởi phát một số bệnh mạn tính đã có từ trước: ví dụ hen phế quản, cơ đạu dạ dày...

Ngay khi mọi việc tập luyện diễn ra thuật lợi, chúng ta cũng cần định kỳ kiểm tra sức khỏe, đánh giá lại toàn bộ sự thich nghi của bản thân và tình trạng sức khỏe trong mỗi giai đoạn để điều chỉnh thói quen sinh hoạt, tập luyện và phát hiện những yếu tố nguy cơ gây bệnh khác.

ThS.BS. Nguyễn Văn Phú

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ren-luyen-the-luc-phong-chong-cac-benh-khong-lay-nhiem-n158185.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi bạn ngồi một chỗ, tiếp xúc với ánh sáng màn hình và đèn trong văn phòng sẽ phá vỡ đồng hồ sinh học của bạn, dẫn đến huyết áp cao, mệt mỏi, đau đầu.
  • Hầu hết bệnh nhân nhiễm bệnh qua đường T*nh d*c không an toàn, nhưng các bác sĩ vẫn ghi nhận nhiều trường hợp hy hữu mắc bệnh này qua... tay.
  • Bệnh giang mai là một trong số những bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c. Bệnh thường không có biểu hiện ở những giai đoạn đầu nên khó chẩn đoán và điều trị.
  • Hiện nay sự hoành hành của đại dịch Ebola đang đe dọa châu Phi và thế giới.
  • Sắt là thành phần quan trọng của huyết cầu tố, thu nhận ôxy để máu đưa đến nuôi dưỡng tế bào, đảm bảo sự sống cho cơ thể.
  • Mangyte ơi, Xin cho tôi hỏi Tết nguyên đán có bệnh viện nào nhận khám chữa bệnh không? Mong Mangyte giới thiệu giúp tôi. Cảm ơn rất nhiều. (Đài Trang - Tây Ninh) BS ơi, sức khỏe bà tôi dạo này không được tốt, thường xuyên nhập viện cấp cứu. Đợt này nghỉ Tết tôi lo lắm, không biết có còn bệnh viện nào làm việc không? Xin Mangyte tư vấn một vài số điện thoại cấp cứu để gọi khi cần. Chân thành cảm ơn. (Hoàng Mai - Quận 6,TPHCM)
  • Những ngày giáp tết, Mangyte.vn nhận được rất nhiều câu hỏi về việc khám chữa bệnh trong những ngày tết, số điện thoại cấp cứu và lịch nghỉ tết của các bệnh viện. Chúng tôi xin giải đáp chung như sau:
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Bạn có ít thời gian? Bạn không thích tập thể dục? Bạn quá mệt mỏi để tập sau khi làm việc? Bài tập luyện thể lực 10 phút là những gì bạn cần.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY