Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Số ca sốt xuất huyết tại thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục giảm

(HNMO) - Số ca nhiễm sốt xuất huyết tại thành phố Hồ Chí Minh trong tuần 9 của năm 2023 có dấu hiệu giảm so với 4 tuần trước đó.

(hnmo) - ngày 8-3, trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố hồ chí minh (hcdc) thông tin cập nhật về tình hình dịch bệnh trên địa bàn, tính đến tuần 9 của năm 2023.

Về dịch bệnh sốt xuất huyết, tính từ đầu năm 2023 đến hết tuần thứ 9 (27-2 đến 5-3), thành phố ghi nhận 4.683 trường hợp mắc bệnh, tăng khoảng 2 lần so với cùng kỳ năm 2022 (2.621 ca). Riêng trong tuần 9, thành phố ghi nhận 327 trường hợp mắc bệnh, giảm 28,3% so với trung bình 4 tuần trước, số ca nội trú giảm 41,3% và ngoại trú giảm 14,3%.

Trong tuần 9, thành phố không ghi nhận trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. có 19/22 quận, huyện có số ca giảm so với số mắc trung bình 4 tuần trước, có 7/312 phường, xã có số ca bệnh tăng ở ngưỡng báo động. đáng chú ý, trong tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 19 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 18 phường, xã thuộc 11/22 quận huyện, thành phố thủ đức.

Về dịch bệnh tay chân miệng, trong tuần 9, thành phố ghi nhận 61 trường hợp mắc bệnh, tăng 11,9% so với trung bình 4 tuần trước (55 ca). trong đó, số ca bệnh tăng ở các trường hợp nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú. số mắc tích lũy đến tuần 9 là 493 ca. tuần qua, thành phố không ghi nhận ổ dịch tay chân miệng mới (hiện thành phố không có ổ dịch nào).

Về phòng, chống bệnh cúm gia cầm, theo hcdc, con người hiếm khi bị cúm gia cầm. tuy nhiên, việc lây nhiễm vi rút cúm gia cầm ở người có thể xảy ra khi có đủ vi rút xâm nhập vào mắt, mũi hoặc miệng của một người hoặc do hít phải. người dân nên tránh các nguồn phơi nhiễm bất cứ khi nào có thể (những gia cầm bị nhiễm vi rút cúm gia cầm sẽ thải vi rút qua nước bọt, chất nhầy và phân của chúng). người dân hạn chế tiếp xúc trực tiếp với gia cầm và phân của chúng; thường xuyên rửa tay và vệ sinh thân thể sạch sẽ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1057612/so-ca-sot-xuat-huyet-tai-thanh-pho-ho-chi-minh-tiep-tuc-giam)

Tin cùng nội dung

  • Tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây Tu vong hàng đầu trong các bệnh liên quan đến tim mạch và mạch não.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Hiện nay sự hoành hành của đại dịch Ebola đang đe dọa châu Phi và thế giới.
  • Sắt là thành phần quan trọng của huyết cầu tố, thu nhận ôxy để máu đưa đến nuôi dưỡng tế bào, đảm bảo sự sống cho cơ thể.
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY