Kinh tế xã hội hôm nay

Rừng bị tàn phá, ĐBQH bức xúc trước việc một số người khoe nhà có nhiều đồ làm từ giáng hương, lim, sến táu…

MangYTe - ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, chúng ta cần phải thay đổi cách làm, phải nhận thấy những sai lầm trong quá khứ, điều này không dễ. Đơn cử trong đầu nhiều người vẫn nghĩ gỗ tự nhiên tốt hơn gỗ công nghiệp, khoe với khách đến nhà là cầu thang, bàn ghế làm từ giáng hương, lim, sến táu…

ĐBQH cho rằng xe máy là 'đối thủ' cực mạnh đối với đường sắt đô thị ĐBQH cho rằng xe máy là "đối thủ" cực mạnh đối với đường sắt đô thị

Khuyến khích nhân dân giữ lấy rừng

Trước Quốc hội, đại biểu Phan Thanh Bình (đoàn Quảng Nam) đã gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, các ban bộ ngành Trung ương và đồng bào, chiến sĩ cả nước, các cơ quan thông tấn báo chí trong thời gian qua đã rất quan tâm, động viên, chia sẻ kịp thời đối với miền Trung nói chung và Quảng Nam nói riêng trong việc khắc phục, tìm kiếm cứu nạn cứu hộ sau khi chúng ta trải qua sự cố thiên tai.

Từ thực tiễn của quảng nam cũng như dải đất miền trung vừa qua, đại biểu phan thanh bình đã đề xuất nội dung cụ thể. trước hết, sắp tới chính sách chương trình mục tiêu quốc gia về đồng bào, dân tộc thiểu số và miền núi sẽ được triển khai. trong đề án này gồm có nhiều nội dung nhưng từ thực tiễn vừa qua, đại biểu cũng đề xuất về cơ chế, đó là xin có cơ chế hỗ trợ thóc gạo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi để họ không phải trồng lúa rẫy, khuyến khích nhân dân giữ rẫy làm rừng. sau đó tạo cho người dân có nguồn sinh kế tại chỗ, giải quyết công ăn việc làm.

Rừng bị tàn phá, ĐBQH bức xúc trước việc một số người khoe nhà có nhiều đồ làm từ giáng hương, lim, sến táu… - Ảnh 2.

ĐBQH Phan Thanh Bình.

Cùng với đó là có cơ chế chính sách trồng rừng đủ lớn, trông cây bản địa, vùng sinh kế. Đặc biệt, đại biểu này bày tỏ mong muốn các dự án hồ thủy điện, thủy lợi... thì không nên chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ sang mục đích khác.

"Tôi đề xuất việc trồng rừng thay thế phải đảm bảo các nguyên tắc về vị trí trồng, đảm bảo nguyên tắc phòng hộ và loại cây trồng. Chúng ta thu hồi diện tích trồng rừng ở khu vực này đang có chức năng phòng hộ nhưng trồng lại dù đảm bảo diện tích nhưng ở vị trí khác thì cũng không còn chức năng phòng hộ nữa, cần hết sức lưu tâm vẫn đề này", đại biểu đoàn Quảng Nam nhấn mạnh.

Về vấn đề sạt lở, đại biểu Phan Thành Bình cho rằng, cần khuyến cáo người dân làm nhà sàn ở những vùng dễ bị sạt lở. Vì thực tiễn vừa qua, khi bị sạt lở thì nhà sàn chỉ bị đẩy đi chứ không bị vùi lấp. Khuyến cáo người dân làm nhà chống lũ ở vùng thấp, hầm trú bão ở vùng ven biển bởi thực tiễn vừa qua thấy rất hiệu quả.

Ngoài ra, đại biểu cũng đề xuất tổng rà soát lại toàn bộ các cơ sở giáo dục trên địa bàn cả nước, đặc biệt là những vùng thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lũ. Di dời nhân dân để tránh trú bão thì đa số là vào các cơ quan nhà nước và trường học, cần có thiết, kế xây dựng kiên cố. Tại Quảng Ngãi vừa qua trên 50% các cơ sở trường học bị tốc mái, như vậy cần có mái che, đổ bê tông kiên cố.

Tư duy người dân cần thay đổi

Trước Quốc hội, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn An Giang) cho rằng, các con số trên thực tế cho thấy rừng tự nhiên ngày càng bị xâm hại, sạt lở để lại hậu quả lớn năm này qua năm khác.

"Trở về từ miền Trung tôi thấu hiểu tình cảm của đồng bào nhưng thảm họa sẽ xảy ra bất cứ nơi nào trên mảnh đát hình chữ S nếu chúng ta không thay đổi. Chúng ta hô hào trồng rừng nhưng vẫn cho phép các dự án khởi công trong lõi rừng hay thủy điện "cóc" vẫn được tiếp tục được hoạt động, thậm chí là cấp phép dự án mới", đại biểu Hiếu nói.

Rừng bị tàn phá, ĐBQH bức xúc trước việc một số người khoe nhà có nhiều đồ làm từ giáng hương, lim, sến táu… - Ảnh 3.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn An Giang).

Đặc biệt, vị đại biểu đoàn an giang này cũng nêu lên thực trạng trong nhận thức hiện nay của người dân: "chúng ta cần phải thay đổi cách làm, phải nhận thấy những sai lầm trong quá khứ, điều này không dễ. nếu thay đổi trong văn bản, chỉ đạo, nghị quyết thì chúng ta đã làm, song thay đổi trong tư duy thì không dễ. đơn cử trong đầu nhiều người vẫn nghĩ tốt hơn gỗ công nghiệp, khoe với khách đến nhà là cầu thang, bàn ghế làm từ giáng hương, lim, sến táu… bảo vệ môi trường theo tôi phải bắt đầu bằng tư duy, với cách giáo dục hiện nay".

Đại biểu Lân Hiếu cho rằng, tinh thần tương thân tương áo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, song bão lũ chắc chắn sẽ còn xảy ra hàng năm bởi đó là quy luật tự nhiên nhưng chúng ta không thể dùng lòng tốt để khắc phục hậu quả từ năm này sang năm khác. Chúng ta cần chiến lược lâu dài, giảm thiểu hậu quả nặng nề của lũ lụt.

"Chiến lược đó phải được bàn bạc cẩn thận ở cấp quốc gia với sự đóng góp của chuyên gia nhiều lĩnh vực, từ vấn đề vĩ mô như thảo luận với các nước thượng nguồn dòng sông đổ vào Việt Nam, hạn chế họ xây các đập thủy điện mới hoặc vận hành các đập thủy điện đã có. Hoặc những vấn đề cụ thể như cập nhật bản đồ sạt lở ở các địa phương, xây nhà chống lũ; đầu tư hệ thống cảnh bão lũ sớm, trang thiết bị cứu hộ, xây khu tập trung người dân khi có bão lũ. Có vậy thì người dân, nhất là người nghèo, yếu thế và lực lượng công an, quân đội tránh được tổn thất, hi sinh vô cùng đau xót", đại biểu Nguyễn Lân Hiếu chia sẻ.

Lê Bảo

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Tin liên quan

    Dược Hậu Giang cùng 27 bác sĩ tình nguyện đến Huế giúp người dân vùng lũ
  • Xúc động người dân Hà Tĩnh dùng gạo cứu trợ nổi lửa nấu bánh “đáp tình” người Nghệ An
  • ĐBQH cho rằng xe máy là "đối thủ" cực mạnh đối với đường sắt đô thị
  • Sạt lở kinh hoàng ở Quảng Nam: Tìm thấy thi thể Phó Bí thư Xã Đoàn
Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/rung-bi-tan-pha-dbqh-buc-xuc-truoc-viec-mot-so-nguoi-khoe-nha-co-nhieu-do-lam-tu-giang-huong-lim-sen-tau-20201103112759179.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY