Kinh tế xã hội hôm nay

Sa Pa, những điều trông thấy...

Sa Pa là miền đất hứa. Người đến đây làm ăn ngày một đông, khách du lịch ngày một nhiều. Bên cạnh cái ồn ào náo nhiệt đông vui, văn minh khoa học, lại cũng có nhiều điều đáng quan ngại...

Sa pa là miền đất hứa. người đến đây làm ăn ngày một đông, khách du lịch ngày một nhiều. bên cạnh cái ồn ào náo nhiệt đông vui, văn minh khoa học, lại cũng có nhiều điều đáng quan ngại...

Trước tiên là các biển hiệu. Đi đâu du khách cũng dễ dàng bắt gặp những New Sun Hotel; Drinks & Fast Food; La Roma Pizza; Massage Foot & Body... Đến cả phố cổ Mường Hoa, Cầu Mây... của Sa Pa, từ kiểu dáng nhiều ngôi nhà, trang trí ngoại thất cho đến những dòng chữ trên biển hiệu cũng đều viết tiếng Anh, đem lại sự ngỡ ngàng, nhất là những người lần đầu đặt chân đến thị trấn miền sơn cước này mà lại đi lẫn với đoàn người châu lục khác thì tưởng như mình đang đi du lịch ở một miền Âu - Mỹ nào đó.

Sa pa lắm chuyện lạ. ở bất kỳ đâu, từ nhà nghỉ cho đến bến xe, cổng chợ, khách sạn, thậm chí là một quán cơm bình dân hay quán phở nhỏ cũng dán tờ giấy hoặc treo tấm biển ghi: điện thoại đường dây nóng. bên dưới ghi ba hàng chữ: chủ tịch ubnd huyện, trưởng công an huyện với đầy đủ họ tên và số điện thoại di động. hàng chữ thứ ba là bệnh viện đa khoa huyện sa pa kèm số điện thoại. nhưng cũng kỳ! đến khách sạn châu long, vừa vào đến cửa, ba nữ nhân viên lễ tân đồng phục đang ngồi vụt đứng dậy như máy, nở nụ cười, lịch sự cúi đầu chào khách. hỏi chủ. chủ đi vắng! xin số điện thoại chủ khách sạn thì cô lễ tân cung kính đáp: cháu không được phép tiết lộ số điện thoại của ông chủ!

Thời tiết sa pa như cô gái đẹp nhưng đỏng đảnh khó tính, dễ giận hờn. có khi mưa trong nắng, nắng trong mưa. nhìn lên dãy núi hoàng liên, mây trắng như những dải lụa. trời nắng. nhưng có những hạt mưa rơi trong nắng. có hôm nắng vàng như trải mật, bỗng dưng trời tối sầm rồi đổ mưa. vì vậy ở sa pa, các em học sinh luôn để chiếc dù trong ba lô sách vở. người đi bộ thể thao sáng chiều, ô vẫn cầm tay. phụ nữ dân tộc thiểu số luôn có chiếc ô cuộn tròn để trong gùi sau lưng. trong chiều nắng, bỗng một biển sương mù sà xuống các đường phố với những hạt mưa li ti mát lạnh. sa pa chìm trong sương. mấy chục mét không rõ bóng người. trong khi bản tin thời tiết các nơi và ngay cả thị xã lào cai nắng nóng 39 độ c, thì nơi đây, sa pa chỉ 27 độ.

Có một việc, một nghề - nếu có thể gọi như thế, mà người làm lại rất ngại nói. Đó là công việc massage. Không ở đâu dịch vụ massage, tắm, ngâm chân lá Thu*c dân tộc Dao đỏ phát triển như ở Sa Pa. Một việc làm chính đáng, đem lại sự hồi phục sức khỏe, sự khoan khoái cho người được phục vụ sau một ngày leo núi, vượt đồi, lội suối... chân mỏi nhừ mà được ngâm lá Thu*c, xoa bóp thì sảng khoái biết bao. Một công việc lao động vinh quang như thế, nhưng không biết ở góc khuất của nó thế nào mà người thực hiện lại rất ngại giới thiệu việc mình đang làm, mà thường trả lời làm ở khách sạn này, nhà hàng kia... và đã từng tốt nghiệp Cao đẳng Du lịch, Quản trị kinh doanh, đang chờ xin việc... và nói thác, đang làm việc bưng bê, làm tóc...

Cứ mùa hè đến, xe ôtô mang biển số khác nhau của khắp các tỉnh, thành trên cả nước, từ loại nhỏ bốn chỗ đến loại lớn dăm chục chỗ ngồi, nối đuôi nhau ì ầm thẳng tiến đến sa pa. từng đoàn khách tấp nập, hỉ hả xách vali vào các nhà nghỉ. ngày cuối tuần, ngày nghỉ lễ, trên đường phố sa pa lũ lượt từng đoàn người, không phân biệt nam, nữ, trẻ, già đội những chiếc mũ lưỡi trai các màu khác nhau, in logo của các công ty du lịch hải phòng, thái bình, huế và cả tận tiền giang, cần thơ... chen vai thích cánh đi lại. tối thứ sáu, thứ bảy hàng tuần, phố cổ cầu mây lại dựng rào chắn ngang đường không cho ôtô, xe máy chạy qua, là một dịp người đi bộ tràn khắp mặt phố như trẩy hội, vừa đi vừa ăn, bá vai, khoác cổ cười nói. hai bên hè đường tràn ngập những mặt hàng thổ cẩm muôn màu bày trên những tấm nilon trải rộng của người thiểu số ngồi bán. khối những cô gái mông, dao đỏ xinh xinh như những bông hoa miền sơn cước chào hàng bằng tiếng phổ thông và cả tiếng anh.

Như một điệp khúc của bản trường ca bất tận. chiều tối thứ sáu hàng tuần, không hẹn mà gặp, khách du lịch từ khắp nơi lại đổ về sa pa. họ đứng bên nhau, vai sát vai, không phân biệt tuổi tác, nam nữ, vùng miền, chen chúc trên hè đường bao quanh sân quần, nhà thờ cổ, vườn hoa, thụ hưởng bầu không khí mát mẻ nhẹ nhõm, chiêm ngưỡng cảnh vật xung quanh, những cây thông đặc chủng ở sa pa, những người dân tộc mông đen, dao đỏ mộc mạc trong trang phục truyền thống và trang sức độc đáo... có thể nói, chưa đến sân quần, vườn hoa, nhà thờ cổ là chưa đến sa pa. khu vực này có sức hút kỳ lạ ví như hồ gươm của hà nội, như chợ bến thành của sài gòn. từ đây, tỏa đi các ngả. xuống du lịch bản cát cát của người mông đen. vào làng nghề thêu đan thổ cẩm của người dao đỏ ở tả phìn. xuôi lao chải, ý linh hồ, hầu thào nơi có ruộng bậc thang đẹp tráng lệ. đến xã tả van có cầu mây, có đồng bào dân tộc giáy chuyên đồ xôi lá tím và bánh chưng đem xuống chợ sa pa bán, làm nên một nét đặc trưng về quà vặt ở sa pa... đường lên ô quy hồ, thác bạc mát rười rượi, thác nước trên núi cao đổ xuống rì rào suốt ngày đêm... tâm hồn du khách được dịp trải theo gió mây.

Còn nhớ, khoảng năm 2000, sa pa còn rất vắng vẻ, êm đềm. trên đường phố hầu như không có bóng cán bộ, chiến sĩ công an. ngoài dân phố thị đi lại, chỉ thỉnh thoảng có phụ nữ mông gùi nông sản, rau su su, măng... đem vào phố. du lịch thì khách tây là chủ yếu. khách việt còn ít biết đến sa pa. nay thì cảnh sát giao thông, cảnh sát khu vực từng nhóm với xe máy cảnh sát và xe ôtô tải cảnh sát giao thông đậu sẵn ở một số vị trí trong thị trấn, thổi còi phạt người điều khiển phương tiện giao thông và giữ xe máy khi vi phạm luật. bên cạnh đó còn có đông đảo nhân viên đội quy tắc trật tự đeo băng đỏ, tuần tra thường xuyên khắp nơi. nhiều tấm biển báo dựng trên đường phố sa pa, đặc biệt là khu trung tâm thị trấn,với những hàng chữ “cấm đỗ xe khu vực này. xe đỗ trái phép sẽ bị khóa bánh”! nhưng bãi đỗ xe ở đâu? không có! đành đánh xe ra bờ hồ. thứ sáu, thứ bảy xe hơi nối nhau chạy lòng vòng trốn phạt vi cảnh rồi... đậu kín quanh hồ sa pa.

Mười lăm năm, khoảng thời gian tuy không dài nhưng cũng đủ làm thay đổi bộ mặt thị trấn du lịch vùng cao Sa Pa. Nhà nghỉ mọc lên san sát cùng với dịch vụ massage, quán ăn, cà phê... khắp các phố phường... kéo theo không ít hệ lụy. Những biển quảng cáo ăn uống hấp dẫn nhưng ai dám đảm bảo gia súc gia cầm đã được kiểm dịch. Khách từ xa đến cứ ăn, cứ uống, cứ thử để trải nghiệm với Sa Pa.

Buổi trưa chủ nhật, vào dịp cao điểm mùa hè, khi khách du lịch đã vãn, khu vực quanh vườn hoa, sân quần đầy rác thải. Vỏ lê, đào, hạt mận... rồi lá bánh, que kem, túi nilon, vỏ bao Thu*c lá vứt đầy rẫy, liên tưởng hình ảnh phiên chợ vừa tan.

Dăm quán internet hoạt động tối ngày. Đã xuất hiện những em bé Mông 12, 13 tuổi đem tiền vào quán, sa đà vào những cuộc chơi game, xao nhãng việc học hành.

Buổi tối, trong phòng tập Aerobic tiếng nhạc vang lên xập xình, dồn dập, cuốn hút chị em vào các vòng nhảy và động tác mạnh theo nhịp điệu và tiết tấu âm nhạc...

19 giờ một buổi tối thứ bảy, loa phát thanh thị trấn vang lên ra rả: “Đồng bào nâng cao cảnh giác với nạn móc túi, rạch túi du lịch và cảnh giác bọn xấu trà trộn vào khách sạn, nhà hàng. Nếu thấy hiện tượng nghi vấn báo ngay cho cơ quan chức năng...”.

Người dân chơi cầu lông, bóng chuyền, đá cầu ngay dưới chân tấm biển có dòng chữ “UBND Thị trấn Sa Pa, cấm chơi bóng, cầu lông, đi xe máy, xe đạp trong khu vực sân quần”.

Từ năm 2015, đường cao tốc hà nội - lào cai thông xe, du khách lên sa pa đột biến tăng 150%. khoảng đầu năm 2016, khi cáp treo lên dãy hoàng liên sơn hoàn thành, chắc rằng lượng khách đổ về sa pa sẽ đông gấp bội. lại thêm bài toán khó giải cho những người quản lý...

Sa pa là miền đất hứa. người đến làm ăn ngày một đông, khách du lịch ngày một nhiều. bên cạnh cái ồn ào, náo nhiệt đông vui, văn minh khoa học lại cũng có nhiều điều đáng quan ngại, nhiều tiêu cực nảy sinh ở điểm du lịch quốc tế này, nhất là môi trường. đã có khách du lịch nước ngoài khi được hỏi về sa pa đã trả lời, đến sa pa một lần cho biết. không hẹn gặp lại lần hai!

Tôi đứng lặng lẽ trong một chiều sa pa mưa bay. chuông nhà thờ đổ một hồi dóng dả trong thinh không... buổi chiều đầu tuần, người qua lại thưa thớt, khách du lịch rất ít. chuông nhà thờ dứt. bóng chiều chạng vạng và sự tĩnh lặng bao trùm sa pa.

Các chị công nhân công ty vệ sinh môi trường đẩy những xe rác lên dốc phố lộc cộc. mấy em bé mông mời khách tây mua hàng lưu niệm... âm thanh và nét sinh hoạt đời thường kéo tôi về thực tại. ngã ba lớn nhất đầu vườn hoa và khu vực cạnh sân quần, đáng ra phải được giữ cho sạch đẹp phục vụ khách vãng lai ngồi chơi... nay trở thành nơi tập trung hàng chục xe rác thải chờ ôtô cẩu đổ vào thùng đem đi. mùi xú uế nồng nặc xông lên. môi trường sa pa đang bị ô nhiễm! cảnh quan đang bị phá vỡ! tất cả đặt ra cho những nhà quản lý, chính quyền sở tại một sự thách thức, một bài toán phải giải... đây là vấn đề cấp bách và chính đáng. nếu như ngay từ hôm nay có kế hoạch và ráo riết thực hiện bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn không khí trong lành cho sa pa, đừng để nó bị hủy hoại dần theo năm tháng. và nếu như mọi người dân cùng khách vãng lai, du lịch cũng có tinh thần trách nhiệm để giữ cho sa pa hôm nay và mai sau. nếu như... 

Nguyễn Ngọc Phan

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-sa-pa-nhung-dieu-trong-thay-20870.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY