Chứng hôi miệng có thể gây ngại ngùng, xấu hổ và trong một số trường hợp có thể dẫn tới rối loạn lo âu. dù bạn đã đánh răng, sử dụng kẹo cao su, nước súc miệng và nhiều loại sản phẩm khác nhưng chỉ có tác dụng tạm thời và không giải quyết được nguyên nhân gây hôi miệng. vậy bạn cần hiểu nguyên nhân gây hôi miệng từ đâu?
Thức ăn: những mảnh thức ăn còn sót lại ở xung quanh răng sau bữa ăn là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển tạo ra mùi khó chịu. Ăn một số loại thức ăn nhất định, chẳng hạn như hành, tỏi và ớt cũng có thể gây ra chứng hôi miệng. Sau khi những thức ăn này được tiêu hóa, các thành phần của chúng lưu chuyển theo dòng máu, đi tới phổi và gây tác động tới hơi thở.
Vệ sinh răng miệng kém: nếu không duy trì đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày, các mảnh thức ăn vẫn còn bám trong miệng gây ra chứng hôi miệng. Dần dần ở răng sẽ hình thành các mảng bám. Nếu không được làm sạch các mảng bám sẽ gây kích thích nướu và dần dần dẫn đến bệnh nha chu.
Khô miệng: nếu bạn vệ sinh răng miệng tốt, chứng khô miệng là nguyên nhân chính. Nước bọt có nhiệm vụ loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng. Khi chúng ta ngủ, lượng nước bọt tiết ra giảm đi đáng kể. Một số loại Thu*c có thể gây khô miệng, khiến hơi thở buổi sáng trở nên tồi tệ hơn.
các vấn đề mũi, miệng, họng khác: chứng hôi miệng đôi khi xuất phát từ sỏi amidan (sỏi được hình thành trong amidan, có vi khuẩn trú ngụ và tạo mùi). nhiễm khuẩn hoặc viêm mạn tính ở mũi, xoang hoặc họng cũng có thể gây hôi miệng.
hút Thu*c lá: sử dụng Thu*c lá có liên quan trực tiếp đến hơi thở hôi vào buổi sáng và chứng hôi miệng nói chung. hút Thu*c vừa làm tăng lượng hợp chất tạo mùi trong miệng và phổi, vừa làm khô miệng, dẫn đến việc sản xuất ít nước bọt hơn.
Làm sao để xoá bỏ căn bệnh gây lo âu này?
giữ gìn vệ sinh răng miệng là giải pháp khắc phục nhanh chóng và lâu dài tốt nhất cho bất kỳ loại hôi miệng nào. bạn cần tạo thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ, ngoài ra sau các bữa ăn khác cũng cần đánh răng để đảm bảo thức ăn không bám trên bề mặt.
Cạo lưỡi: Lưỡi là nơi chứa hầu hết vi khuẩn khiến hơi thở có mùi, do đó, để khắc phục tình trạng này, bạn cần làm sạch lưỡi bằng bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ cạo lưỡi, sẽ tạm thời ngăn chặn hôi miệng. Bạn cũng cần nhớ dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng sát khuẩn sau khi cạo lưỡi.
Hạn chế để miệng khô: Bạn nên uống nhiều nước và tránh những thực phẩm làm giảm tiết nước bọt. Nếu thường xuyên bị khô miệng, bác sĩ có thể kê đơn Thu*c kích thích dòng nước bọt.
Ngoài ra, nếu bạn đang hút Thu*c lá, hãy dừng lại ngay lập tức. kẹo cao su không đường cũng có thể hữu ích, đặc biệt khi bạn thường xuyên bị hôi miệng vào. kẹo cao su không đường sẽ không tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn trong miệng phát triển. nó cũng có thể kích thích dòng chảy của nước bọt và đồng thời làm hơi thở thơm tho.
Nếu đã thử những cách trên mà hơi thở thơm tho không quay lại thì bạn nên đế nha sĩ, họ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân gây hôi miệng và đưa ra cách điều trị tốt nhất.
Theo Khoevadep