Tổ chức hòa bình xanh (greenpeace) hôm 15/12 đã gia hạn kêu gọi chống lại đề xuất thăm dò dầu khí ở biển sâu ngoài khơi phía tây nam hy lạp, đồng thời cảnh báo về những hậu quả “không thể chịu đựng được” đối với cá voi cũng như loài cá heo địa trung hải đang bị đe dọa.
Theo đó, tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) được thành lập ở Vancouver, British Columbia, Canada vào năm 1971. Tổ chức này nổi tiếng nhất với những chiến dịch chống lại việc săn bắt cá voi. Quan chức của Greenpeace Hy Lạp, Kostis Grimanis cho biết, dự án thăm dò khí đốt nên được hủy bỏ trước khi “bản thân nó bắt đầu phá hủy vùng biển Địa Trung Hải”.
Lời kêu gọi được đưa ra khi nhóm môi trường này công bố nghiên cứu mới nhất về quần thể động vật biển có vú sinh sống ở các phần của Rãnh Hellenic sâu hàng dặm, bao gồm các khu vực sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hoạt động khảo sát khí đốt.
Dự án mùa hè kéo dài 3 tuần với sự hợp tác của Viện Nghiên cứu Cá voi trắng Pelagos có trụ sở tại Athens, đã phát hiện 35 con cá nhà táng và hàng chục con cá heo có nguy cơ tuyệt chủng, một số con đang bị đe dọa ở độ sâu lên tới 4.200 mét.
Tổ chức hòa bình xanh nhấn mạnh, các loài động vật biển có vú rất nhạy cảm với âm thanh, đặc biệt là cá voi và cá heo. chúng chắc chắn sẽ gặp rủi ro từ những vụ nổ với âm thanh chói tai trong quá trình khảo sát dưới đáy biển. các quan chức hy lạp lại phản đối khi cho rằng các biện pháp bảo vệ môi trường nghiêm ngặt sẽ được tuân thủ.
Vào năm 2019, hy lạp đã cấp quyền thăm dò hai khối đáy biển phía nam và tây nam của đảo crete cho một số tập đoàn, công ty năng lượng như totalenergies, exxonmobil và hellenic petroleum của hy lạp. các nhà bảo vệ môi trường đã phản đối vào thời điểm đó, đồng thời nêu rõ nguy cơ có thể xảy ra tràn dầu từ việc khoan nước sâu. việc khảo sát hiện vẫn chưa bắt đầu và không rõ thời điểm nào sẽ diễn ra. nhiều công ty đã nhượng bộ và tuyên bố sẽ tiến hành thăm dò vào mùa đông để ít ảnh hưởng đến kỳ sinh sản của các loài động vật biển có vú.
Một biểu ngữ phản đối đề xuất thăm dò dầu khí sâu trên biển được Greenpeace đặt gần tàu Arctic Sunrise ở phía tây nam đảo Crete, Hy Lạp. Ảnh: AP.Grimanis cũng cho biết, dự án của Greenpeace nhằm “phơi bày các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng và các hệ sinh thái quan trọng trước ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm môi trường biển ‘không thể chấp nhận’ từ các vụ nổ địa chấn và hoạt động khoan biển sâu”.
“Và hoạt động thăm dò này để làm gì? Để tiếp tục sử dụng dầu và khí đốt, một trong những nguồn năng lượng bẩn và tốn kém nhất, trong khi cuộc khủng hoảng khí hậu lại đòi hỏi chúng ta phải khẩn trương loại bỏ chúng sao?”, Grimanis bất bình.
Rãnh hellenic là một khu vực bao gồm vùng nước sâu nhất của địa trung hải, ở độ cao 5.267 mét và là môi trường sống quan trọng của vài trăm con cá nhà táng và các loài động vật biển có vú khác bị đe dọa bởi hoạt động đánh bắt cá, va chạm tàu thuyền và ô nhiễm rác thải nhựa.
Những loài động vật có vú này đặc biệt nhạy cảm với tiếng ồn dưới nước do các cuộc khảo sát địa chấn tạo ra nhằm khai thác nhiên liệu hóa thạch, trong đó bao gồm luồng sóng âm thanh được dội xuống đáy biển để xác định vị trí các mỏ tiềm năng. Hệ thống định vị dưới nước Sonar được các tàu chiến sử dụng đã được chứng minh sẽ gây T* vong đối với cá voi và các chuyên gia cho rằng, các cuộc khảo sát địa chấn cũng có thể làm được điều tương tự.
Những con cá voi đang bơi ở phía Tây Nam đảo Crete, Hy Lạp. Ảnh: AP.Hy Lạp đang hy vọng nâng cao doanh thu và đạt được an ninh năng lượng lớn hơn thông qua dầu khí ngoài khơi, và vấn đề quyền khai thác dưới biển đã khiến mối quan hệ với nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ càng thêm căng thẳng.
Tuy nhiên, một tuyên bố của Greenpeace hôm thứ 15/12 đã kêu gọi thủ đô Athens “ngay lập tức” hủy bỏ “tất cả các kế hoạch sử dụng nhiên liệu hóa thạch”.
Tổ chức này khẳng định: “Bất kỳ khoản đầu tư mới nào vào nhiên liệu khí hóa thạch với hướng đi sai trong vài năm tới, sẽ ngay lập tức biến thành những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế và tài nguyên thiên nhiên của đất nước”.
Chủ đề liên quan:
bị đe dọa trực tiếp cá heo Địa Trung Hải Cá voi nhà táng hy lạp loài động vật biển có vú