Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Sành điệu và nguy cơ ốm yếu

(SKGĐ) Có thể, bạn đang hy sinh sức khỏe của mình để đổi lấy sự tiện lợi, sành điệu từ những máy móc, thiết bị điện tử hiện đại quanh mình.

Sóng điện từ và đời sống hiện đại

Sóng điện từ là sự kết hợp của dao động điện trường và từ trường, lan truyền trong không gian giống như sóng. Khi lan truyền chúng mang theo năng lượng, động lượng và thông tin. Sóng điện từ ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, sản sinh cho con người những thiết bị hiện đại và ngày càng gắn bó mật thiết với đời sống: truyền thanh, truyền hình, máy tính, điện thoại di động, tai nghe, lò vi sóng…

Mẹo tránh bức xạ điện từ

- Đặt chậu xương rồng gần máy tính, tivi vì chúng hút các bức xạ

- Bổ sung nhiều rau quả có vitamin A, C, uống nhiều nước nếu làm việc thường xuyên với máy tính.

Nhờ điện thoại, bạn rút ngắn đoạn đường đi lại, dễ dàng trò chuyện, chỉ đạo công việc với người cách xa nửa vòng trái đất, không còn những buổi đứng mấy tiếng đồng hồ dưới nắng để đợi một ai đó… Những chiếc headphone, earphone giúp bạn thưởng thức âm nhạc ở bất cứ nơi nào mà không gây ô nhiễm tiếng ồn.

Những chiếc laptop, desktop giúp bạn giải quyết công việc nhanh hơn, sành điệu hơn. Laptop còn làm đẹp cho phụ nữ công sở khiến họ hiện đại hơn, nhanh nhẹn hơn. Những chiếc lò vi sóng giúp các bà nội trợ tiết kiệm thời gian nấu, trông vệ sinh đẹp mắt hơn...

Sự văn minh của nhân loại được đánh giá vào sự tiến bộ của các loại máy móc và những thiết bị gần thân trên là những biểu hiện rõ rệt. Không ai muốn trở về cái thời thất thỏm chờ từng lá thư, ngóng trong từng bức điện tín. Không có thể bắt bạn đi hội thảo mà phải vã mồ hôi tốc ký trên giấy, phụ nữ ngày càng muốn giải phóng mình khỏi nhà bếp nên không ai muốn bỏ lò vi sóng vào thùng rác… Thế nên con người ngày càng cần chúng, đó là điều chắc chắn!

Ảnh minh họa

Sự đáng sợ của bức xạ điện từ

Không thể phủ nhận công nghệ hiện đại đã khiến đời sống con người ngày càng văn minh, tiện lợi. Nhưng trong 7 vấn đề hàng đầu về sức khỏe mà trang HowStuffWorks của Mỹ đã đưa ra thì đã có 3 vấn đề đầu tiên liên quan tới thiết bị hiện đại trên là suy giảm thị lực, điếc tai, nghẽn mạch máu do vi tính, tai nghe. Nguyên nhân nằm ở tác dụng phụ của những thiết bị bạn dùng mỗi ngày.

Từ những năm 1950, các nhà khoa học Nga đã nghiên cứu ảnh hưởng của lò vi sóng tới con người. Họ thấy rằng nếu thường xuyên tiếp xúc với lò vì sóng thì dẫn tới tình trạng huyết áp thấp, nhịp tim chậm sau đó lại chuyển sang huyết áp cao, căng thẳng, đau đầu, mất ngủ, lo lắng…

Nguy hại hơn, họ thấy lò vi sóng là một trong những thủ phạm gây ra rối loạn tiêu hóa và có thể sẽ gây ung thư dạ dày. Đến Hội nghị về Ảnh hưởng Từ trường tại Áo 1999, các nhà khoa học đã đưa ra nhận định rằng ảnh hưởng sinh học do từ trường của lò vi sóng là có thực.

Bức xạ phát ra từ lò vi sóng có thể gây nguy hiểm cho cấu trúc AND. Còn theo khảo sát của Hiệp hội Phục vụ chuyên nghiệp Mỹ mới đây thì những chiếc đã sử dụng qua 2 năm thì độ rò rỉ bức xạ có thể cao hơn 10% so với mức quy định chuẩn. Những dạng bức xạ này gây hại cho thai nhi, da cháy như rám nắng.

Gần đây thì những thiết bị điện thoại di động cũng bị lên án mạnh mẽ rằng sóng điện từ của chúng có thể tác động xấu đến não bộ, đến nội tiết tố và sự sản xuất tinh trùng. Lượng bức xạ của điện thoại ở chế độ chờ sử dụng rất thấp, nhưng sẽ tăng gấp 3 khi chúng hoạt động.

Tương tự, máy tính, truyền hình cũng phát ra một lượng bức xạ trực tiếp ảnh hưởng đến thị giác, làn da của người thường xuyên làm việc với chúng. Nếu đặt laptop thường xuyên lên đùi thì còn gây ra bỏng da.

Còn các củ loa ở các headphone, earphone cũng tạo ra bức xạ điện từ và tần số âm thanh cao (120dB trong khi tai người chỉ chịu khoảng 85-90dB) gây ảnh hưởng tới vành tai và ốc tai. Chính vì thế những năm gần đây số người điếc ngày một tăng lên chiếm 7% dân số thế giới và đối tượng ngày càng trẻ hóa.

Ảnh minh họa

Và nhiều hội chứng ốm yếu khác

Bác sĩ Mark Ciancone (Giám đốc Chương trình Sức khoẻ Nghề nghiệp của Trung Tâm Y tế, thuộc Đại học Indiana, Mỹ) đã khẳng định rằng: Sử dụng máy tính nhiều dễ bị các chứng đau nhức ở cổ tay, cẳng tay, cánh tay, tê nhức các ngón tay, đau nhức ở cùi chỏ, vai, lưng, cổ, kèm theo các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, mỏi mắt, mờ mắt, hay khô mắt…Ông đã thường xuyên điều trị cho những bệnh nhân có hội chứng này.

Không để quá nhiều máy móc điện tử ở phòng ngủ, ở gần giường ngủ (khoảng cách an toàn khoảng 7m) để tránh sự tác động cộng hưởng khiến giấc ngủ không ngon và ảnh hưởng tới tuổi thọ (WHO khuyến cáo).

Việc tiếp xúc với máy tính nhiều còn khiến tâm trạng, thái độ của con người thay đổi. Những bức email, các game khiến người ta trở nên tự kỷ, kém giao tiếp, làm việc giống cái máy hơn. Vì gắn với máy tính nhiều nên người ta trở nên thiếu thực tế hơn.

Những chiếc lò vi sóng thì có thể khiến thế giới mất cân đối dinh dưỡng. Vì bản chất của lò vi sóng là dùng sóng điện từ cực ngắn, có khả năng xuyên qua thực phẩm giúp chúng chín cực nhanh. Với nhiệt độ cao nên vitamin B, C, E trong thực phẩm bị phân hủy hoặc chúng cũng phá hủy tế bào thực phẩm làm biến đổi chất.

Những chiếc ti vi, máy tính cũng là những thủ phạm khiến con người ngày càng phụ thuộc vào những chiếc kính cận, ít di chuyển sinh ra béo phì và tim mạch. Trung tâm nghiên cứu Bệnh tim và Tiểu đường IDI Baker (Anh) đã cho thấy người thường xem tivi 4h/ ngày có nguy cơ chết vì tim mạch cao hơn 80% so với người chỉ xem 2h/ ngày.

Một số cách tránh “tác dụng phụ”:

Điện thoại

Lò vi sóng

Máy tính

Tai nghe

Thiết bị truyền hình

- Chỉ nên áp điện thoại vào tai khi đã có tín hiệu nghe.

- Không dùng chúng để buôn chuyện.

- Không để gần đầu khi ngủ.

- Không dùng máy quá cũ.

-Không đứng gần khi chúng hoạt động nhất là trẻ em và thai phụ

- Những đồ pha lê, sành sử không chất lượng thì khi trong nhiệt độ cao của lò vi sóng sẽ sản sinh ra chì. Những đồ dùng kim loại hoặc có tráng kim loại, có viền kim loại cũng không được dùng trong lò vì có thể tạo nên điện trường mạnh dẫn tới cháy nổ.

- Không ngồi lì trước máy hàng giờ đồng hồ, khoảng 45-60 phút nên đứng dậy, vươn vai, đi chỗ khác, hoặc làm việc khác một vài phút.

- Nếu bạn thường phải ngồi làm việc trước máy tính nhiều giờ kéo dài, thì đừng chọn máy tính xách tay mà dùng máy bàn.

- Mua loại có màng chắn để ngăn giảm các bức xạ điện từ.

- Không mở âm thanh to hết cỡ, chỉ vào khoảng 60% âm lượng.

-Xem nhiều nhất 2h/ngày

- Khi xem thì không ngồi ì liên tục mà thỉnh thoảng đi lại

-Không để nhiều đồ ăn vặt bên cạnh khi xem.

Đức Thành

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/sanh-dieu-va-nguy-co-om-yeu-19052/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY