Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Sao nữ TikTok bị phạt 2 năm tù và 433 triệu đồng vì video hát nhép, chị gái kêu oan

Rahma al-Adha nói: Chúng tôi hoàn toàn bị sốc. Em ấy không làm gì sai cả. Em gái tôi không phải là tội phạm.

Mawada al-Adham, nữ sinh viên đại học 22 tuổi, tháng trước đã lãnh án 2 năm tù giam sau khi bị kết tội vi phạm các giá trị gia đình Ai Cập.

Cô ấy bị bắt vào tháng 5.2020 sau khi đăng lên TikTok, Instagram video hát nhép các ca khúc nổi tiếng và nhảy trong trang phục thời trang. Công tố viên cho rằng video của Mawada không đứng đắn.

Mawada có hơn 3 triệu follow trên TikTok và 1,6 triệu follow trên Instagram.

"Em ấy chỉ muốn nổi tiếng và được nhiều người biết đến", Rahma al-Adha (chị gái Mawada al-Adham) than thở.

Mawada là một trong năm cô gái chịu mức án tù 2 năm cùng khoản tiền phạt 18.700 USD (khoảng 433 triệu đồng).

Năm người đó được gọi là "những cô gái TikTok". Ngoài Mawada, nhóm còn có một ngôi sao mạng xã hội khác là Haneen Hossam và ba người khác chưa được nêu tên.

Rahma al-Adham cho biết em gái cô làm người mẫu trên mạng xã hội cho một số thương hiệu thời trang nổi tiếng.

"Em ấy rất tham vọng. Em ấy mơ ước trở thành một diễn viên. Tại sao lại là em ấy? Một số nữ diễn viên ăn mặc rất hở hang nhưng không ai đụng đến họ", Rahma đặt câu hỏi.

Theo tổ chức nhân quyền có tên Ân xá Quốc tế (Amnesty International), các công tố viên đã sử dụng 17 bức ảnh của Mawada để chống lại cô và làm bằng chứng cho hành vi "khiếm nhã". Mawada cho biết những hình ảnh này rò rỉ từ ĐTDĐ của cô sau khi nó bị đánh cắp vào năm ngoái.

Mawada sẽ kháng cáo vào ngày 17.8 và Rahma hy vọng em gái mình sẽ được giảm án.

Theo luật sư của Mawada, Ahmed Bahkiry, thân chủ của ông đã ngất xỉu khi nghe phán quyết ban đầu,

"Cô ấy bị tàn phá hoàn toàn - các cáo buộc được truyền đạt rất mơ hồ. Nhà tù không thể là giải pháp ngay cả khi một số video của cô ấy đi ngược lại các chuẩn mực và truyền thống xã hội của chúng ta. Nhà tù tạo ra tội phạm. Các nhà chức trách có thể phải dùng đến biện pháp phục hồi nhân phẩm để thay thế", Ahmed Bahkiry nói.

Các nhà vận động nhân quyền cho biết giới trẻ Ai Cập đang sợ hãi các hoạt động trực tuyến cụ thể

Có nhiều cảm xúc lẫn lộn ở Ai Cập với vụ án trên. Một số người bảo thủ ở quốc gia theo đạo Hồi này coi các video TikTok giống của nhóm Mawada là không đứng đắn. Những người khác nói rằng các cô gái chỉ vui vẻ và không đáng phải ngồi tù.

Các nhóm nhân quyền coi vụ bắt giữ các cô gái là nỗ lực tiếp theo của chính quyền Ai Cập nhằm hạn chế quyền tự do ngôn luận và là dấu hiệu của điều mà Amnesty International gọi là "chiến thuật đàn áp mới nhằm kiểm soát không gian mạng".

Các nhà vận động cho biết có hàng chục ngàn tù nhân chính trị ở Ai Cập, bao gồm những người theo chủ nghĩa tự do, Hồi giáo, nhà báo và luật sư nhân quyền.

Tổng thống Ai Cập Abdul Fattah al-Sisi khẳng định không có tù nhân lương tâm nào ở đất nước của ông, trong khi nhà nước đặt câu hỏi về độ tin cậy của các báo cáo nhân quyền quan trọng.

“Tù nhân lương tâm” là khái niệm do Ân xá Quốc tế nghĩ ra rồi dựa vào đó để bênh vực một số người được cho có hành vi vi phạm pháp luật.

Trong số những người kêu gọi trả tự do cho các cô gái có Ủy ban Quyền và Tự do Ai Cập, tổ chức nhân quyền có trụ sở tại thủ đô Cairo.

Giám đốc điều hành Ủy ban Quyền và Tự do Ai Cập, Mohamed Lotfy nói rằng vụ việc có dấu hiệu rõ ràng của sự phân biệt giới tính.

Ông nói: “Phụ nữ chỉ được phép thể hiện bản thân trên mạng xã hội theo quy định của nhà nước. Các cô gái bị buộc tội vi phạm các giá trị gia đình của Ai Cập, nhưng chưa ai định nghĩa được những giá trị này".

Ngay cả khi họ được thả, Mohamed Lotfy nói rằng đây là lời cảnh báo đã được gửi đến các cô gái.

"Các nhà chức trách đã nói rõ: Bạn không được tự do nói hoặc làm bất cứ điều gì bạn thích, ngay cả khi bạn không nói về chính trị. Có những ranh giới không được phép vượt qua", Mohamed Lotfy chia sẻ.

Trong những tháng gần đây, văn phòng công tố đã đưa ra các tuyên bố nhấn mạnh cái mà họ gọi là "những nguy cơ tiềm ẩn đe dọa thanh thiếu niên của chúng ta thông qua các nền tảng kỹ thuật số, vốn không chịu bất kỳ hình thức giám sát nào".

Văn phòng công tố kêu gọi các bậc cha mẹ giúp ngăn chặn những người trẻ tuổi bị "lừa dối trong việc áp dụng một lối sống liều lĩnh và phô trương, tìm kiếm sự nổi tiếng và thành công vô giá trị".

"Họ theo đuổi những con đường bất hợp pháp để kiếm tiền, tin tưởng một cách sai lầm rằng đây là một hình thức tự do ngôn luận", đại diện văn phòng công tố cho hay.

Sau những gì xảy ra với em gái, Rahma nói rằng mẹ họ "bây giờ hầu như không rời khỏi giường của mình".

"Bà ấy khóc mọi lúc. Đôi khi bà thức dậy vào ban đêm và hỏi Mawada có về nhà không?", Rahma kể thêm.

Xem thêm: Ông Trump không lo Apple bị cấm bán iPhone ở Trung Quốc, bắt ByteDance thoái vốn khỏi TikTok

Sợ không thể nhận lương, nhân viên người Mỹ của TikTok kiện chính quyền Trump

Facebook thử nghiệm tính năng tạo và chia sẻ video ngắn riêng khi TikTok lâm nguy

Các nhà sáng tạo video hé lộ bí kíp kiếm 93 tỉ đến 116 tỉ đồng từ TikTok

Chính quyền Trump yêu cầu tòa bác đơn kiện của Facebook, Google, Twitter

Mặc ông Trump cấm WeChat, Tencent nói Mỹ chỉ chiếm một phần nhỏ doanh thu

Báo Anh: Vsmart, Oppo, ZTE đua ra smartphone có camera ẩn dưới màn hình đầu tiên

Bị WSJ bóc mẽ theo dõi người dùng, TikTok thất thế khi kiện chính quyền Trump

Mất 66 tỉ USD vì lệnh cấm của ông Trump, Tencent được khuyên kiện Chính phủ Mỹ

Nhân Hoàng

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/khoa-hoc-cong-nghe-c-180/the-gioi-ao-c-194/sao-nu-tiktok-bi-phat-2-nam-tu-va-433-trieu-dong-vi-video-hat-nhep-chi-gai-keu-oan-142666.html)
Từ khóa: TikTok

Chủ đề liên quan:

TikTok

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY