Cây thuốc quanh ta hôm nay

Sâu ban miêu – vị Thuốc có độc, cần lưu ý

Sâu ban miêu còn gọi bọ xít lửa, sâu đậu, ban miêu, hồ trùng... Bộ phận dùng làm Thuốc là toàn thân khô con Ban miêu to (Mylabris phalorata Pall.) hoặc Ban miêu nhỏ vàng đen (Mylabris cichorii L.), thuộc họ Ban miêu (Meloidae). Do việc tự động thu bắt Sâu ban miêu; do không sử dụng đúng liều lượng nên đã có nhiều vụ ngộ độc đáng tiếc xảy ra.

Về thành phần hóa học, sâu ban miêu chứa hotphat, axit uric, dầu béo, chất cantharidin. Chất cantharidin là chất gây phồng da mạnh, là chất độc bảng A.

Theo Đông y, sâu ban miêu vị cay, tính lạnh, rất độc; vào kinh Đại trường, Tiểu trường. Công năng công độc, phá huyết. Chữa chó dại cắn, thai lưu trong bụng, tràng nhạc; bôi ngoài trị các thứ nhọt độc, trùng độc.

Người ta thu bắt sâu ban miêu vào mùa hè, mùa thu, sáng sớm chưa tan sương thì bắt, cho vào thùng ngâm hoặc đổ nước sôi cho ch*t rồi phơi khô là được.Ban miêu hình dài tròn, dài 2,0cm – 2,8cm, to 0,6cm – 1,2cm. Đầu hơi hình tam giác tròn, màu đen, có đôi mắt to và một đôi râu, râu phần nhiều đã rụng mất. Lưng có 2 bao cánh chất da, màu đen, có 3 vết ngang màu vàng nhạt, hoặc vàng nâu. Bên dưới bao cánh có 2 chiếc cánh mỏng trong suốt màu nâu. Ức có 3 đôi chân, bụng có từng đốt vòng. Có mùi đặc biệt, vị lúc đầu cay, sau đắng (không nên cho vào miệng nếm).

Sâu ban miêu vị cay, tính lạnh, rất độc

Chế biến sâu ban miêu như thế nào?

Ban miêu sống: Loại bỏ tạp chất, bỏ chân, cánh là được.

Mễ Ban miêu: Cho  gạo vào nồi đun nóng, phun ít nước cho gạo dính vào nồi khi khói bốc lên thì đổ Ban miêu vào, đảo nhẹ cho đều, sàng sạch gạo, bỏ chân cánh, là được.  5kg Ban miêu dùng 1 kg gạo.

Liều dùng 1 – 2 con/ngày. Bào chế xong cho vào Thuốc sắc uống, hoặc cho vào hoàn tán. Bôi ngoài dùng sống lượng vừa đủ, tán bột rắc hoặc ngâm rượu, bôi chỗ đau.

Kiêng kỵ: Sâu ban miêu kỵ ba đậu, đan sâm, cam thảo. Không dùng vị Thuốc sâu ban miêu cho phụ nữ mang thai.

Phòng tránh ngộ độc sâu ba miêu cần lưu ý :

Chất tiết (chất cantharidin) của sâu gây phồng rộp da nên khi thu bắt phải có dụng cụ bảo hộ lao động, phải dùng vợt, cho vào túi vải, sau đó nhúng túi vải hoặc vợt vào nước sôi trước khi phơi hay sấy khô, tránh để nước tiết dính lên cơ thể người, thực hiện đúng quy trình thu bắt.

Người uống hoặc ăn phải sâu ban miêu sẽ có biểu hiện như đau, xót ở dạ dày và ruột, tiến tới viêm các bộ phận Sinh d*c và tiết niệu. Người bệnh có biểu hiện tiểu tiện ít và có máu, D**ng v*t cương cứng lên và đau đớn; cuối cùng là các biểu hiện rối loạn về thần kinh, hôn mê và ch*t trong 24 giờ. Với liều 0,03g cho 1 lần hoặc 0,06g bột sâu ban miêu trong 24 giờ, hoặc 0,2 mg chất cantharidin trong 24 giờ, đủ làm ch*t người. Nhưng người ta còn nhận thấy: nhiều trường hợp ngộ độc với liều thấp hơn liều độc trên rất nhiều do dị ứng với xác sâu Ban miêu. Vì vậy không tự sử dụng sâu ban miêu trong chữa bệnh.

Cách giải độc sâu ban miêu: Dùng nước sắc hoàng liên 8 – 12g và cam thảo 8 – 10g (Theo Trung Quốc Dược học đại từ điển).

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/sau-ban-mieu-vi-thuoc-co-doc-can-luu-y-n170633.html)
Từ khóa: sâu ban miêu

Chủ đề liên quan:

lưu ý sâu ban miêu vị thuốc

Tin cùng nội dung

  • Bệnh viêm đại tràng mãn tính là bệnh rất hay gặp ở nước ta, bệnh xuất hiện sau nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh vật ở ruột.
  • Bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP có dễ lây không? Em cần lưu ý gì để hạn chế lây cho người thân?
  • Mới đây đi khám, siêu âm, xét nghiệm máu và nội soi thì bác sĩ kết luận em bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP. Bệnh này có dễ lây cho người nhà?.
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Cây qua lâu (trichosanthes kirilowi maxim.) thuộc họ bí (cucurbitaceae), có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc, dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.
  • Các dược liệu này sau khi ngâm tẩm bằng rượu, có thể sử dụng độc vị, hoặc phối hợp với các vị Thuốc hình thành bài Thuốc ngâm rượu, hoặc sắc uống có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược về khí huyết, ngũ tạng hư suy, giúp cân bằng âm dương phòng và chữa bệnh rất tốt, hiệu quả góp phần cải thiện sức khỏe.
  • Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY