Kinh tế xã hội hôm nay

Sau hơn 10 năm phát triển, tài chính tiêu dùng đẩy lùi tín dụng đen, ổn định đời sống người dân

MangYTe – Theo chuyên gia tài chính, trong hơn 10 năm phát triển, tài chính tiêu dùng đã và đang giúp nền kinh tế có thêm được nguồn vốn tín dụng hữu hiệu. Điều này, thúc đẩy sự ổn định đời sống xã hội, góp phần phát triển hệ thống tài chính Việt Nam trong việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tài chính toàn diện.

Ngày 25/3, tại hà nội, báo đầu tư đã tổ chức buổi tọa đàm "tài chính tiêu dùng: sức sống mới sau hơn 10 năm phát triển".

Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Lê Trọng Minh - Tổng Biên tập Báo Đầu tư khẳng định qua 4 năm tổ chức, tọa đàm đã trở thành diễn đàn có ý nghĩa, đóng góp nhiều ý kiến hữu ích cho sự phát triển của ngành tài chính tiêu dùng còn non trẻ tại Việt Nam.

Sau hơn 10 năm phát triển, tài chính tiêu dùng đẩy lùi tín dụng đen, ổn định đời sống người dân - Ảnh 2.

Ông Lê Trọng Minh - Tổng Biên tập Báo Đầu tư phát biểu khai mạc buổi tọa đàm.

Ông Minh cho rằng: "Có những vấn đề mà chúng ta đề cập nhiều năm trước như truyền thông về tài chính tiêu dùng, tỷ lệ an toàn nào là phù hợp trong cơ cấu cho vay tiêu dùng, giải pháp nào để hỗ trợ đẩy lùi tín dụng đen, phương thức thu hồi nợ hợp lý của các công ty tài chính tiêu dùng... Tất cả đến hôm nay đã được hiện thực hóa trong chính sách và thành các chương trình cụ thể trong hành động của cơ quan quản lý".

Đánh giá về sự phát triển của ngành tài chính tiêu dùng, ông Lê Trọng Minh cho biết, nhìn lại 1 năm kinh tế Việt Nam chịu tác động của đại dịch COVID-19 và hơn 10 năm qua, có thể thấy, ngoài những kết quả rất đáng khích lệ đạt được thì vẫn cần phải khẳng định rằng, số lượng các công ty tài chính tiêu dùng đang hoạt động trên thị trường chưa nhiều, tỷ trọng đóng góp trong dư nợ cho vay nền kinh tế vẫn còn thấp, hoạt động nội tại vẫn cần phải hoàn thiện....

Điều này nhìn ở góc độ phát triển lại gợi mở cho chúng ta về một tiềm năng thị trường chưa khai thác còn rất lớn, chưa kể tới nhu cầu tài chính cá nhân của người dân sẽ tiếp tục tăng khi kinh tế phát triển với tốc độ cao".

Sau hơn 10 năm phát triển, tài chính tiêu dùng đẩy lùi tín dụng đen, ổn định đời sống người dân - Ảnh 3.

TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia & Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV tại buổi tọa đàm.

TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia & Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng, ngành tài chính tiêu dùng tại Việt Nam trong những năm qua có nhiều bước phát triển tích cực về cả khuôn khổ pháp lý, quy mô thị trường, sản phẩm - dịch vụ và hiệu quả hoạt động.

Cụ thể, dư nợ tín dụng tiêu dùng cuối năm 2020 đạt khoảng 1,8 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng dư nợ nền kinh tế, gấp 2,5 lần so với năm 2012 (khoảng 8%).

Trong đó, đối với tín dụng bất động sản nhà ở đạt khoảng 1 triệu tỷ đồng (chiếm khoảng 55,5%), theo chỉ đạo của Chính phủ, từ năm 2019, loại tín dụng này được thống kê vào nhóm tín dụng bất động sản). Trong 5 năm qua, tín dụng tiêu dùng (gồm cả tín dụng BĐS nhà ở) tăng trưởng khoảng 20%/năm - là tương đối tích cực so với tín dụng toàn ngành (tăng khoảng 15,4%).

Sau hơn 10 năm phát triển, tài chính tiêu dùng đẩy lùi tín dụng đen, ổn định đời sống người dân - Ảnh 4.

Quang cảnh buổi tọa đàm "tài chính tiêu dùng: sức sống mới sau hơn 10 năm phát triển", diễn ra hôm nay (25/3).

"Tuy nhiên, nếu bóc tách phần tín dụng BĐS nhà ở, thì tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam chỉ khoảng 800 ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng 8,7% tổng dư nợ của nền kinh tế, thấp hơn nhiều so với các nước như Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc... với tỷ trọng tín dụng tiêu dùng (không bao gồm tín dụng BĐS nhà ở) chiếm khoảng 15-35%/tổng dư nợ thì tiềm năng phát triển thị trường này tại Việt Nam là còn rất lớn", TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh.

Ông Lực nhấn mạnh, sự phát triển của lĩnh vực tài chính tiêu dùng hơn 10 năm qua giúp nền kinh tế có thêm được nguồn vốn tín dụng hữu hiệu, giúp mở rộng tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất phát triển, gia tăng hàng hóa và tiêu dùng nội địa, góp phần quan trọng vào đẩy lùi hiện tượng tín dụng đen, ổn định đời sống xã hội của người dân.

Đồng thời, thị trường TCTD góp phần phát triển hệ thống tài chính Việt Nam cùng với việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tài chính toàn diện...

Bảo Loan

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/thi-truong/sau-hon-10-nam-phat-trien-tai-chinh-tieu-dung-day-lui-tin-dung-den-on-dinh-doi-song-nguoi-dan-20210325114221483.htm)

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) - Mike Rosechart, một nhà phân tích kinh doanh công nghệ thông tin đã tiết kiệm và sống đạm bạc trong suốt quãng thời gian làm việc ngắn ngủi của mình. Chàng trai trẻ thậm chí còn mua căn nhà đầu tiên khi chỉ mới 19 tuổi.
  • Sáng 20/5, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã đọc Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân gửi tới Quốc hội.
  • Ngày 9.12, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 17 HĐND TP.HCM, Trung tướng Lê Đông Phong, Giám đốc Công an TP.HCM khẳng định không chấp nhận loại hình dịch vụ đòi nợ thuê và nắm các dấu hiệu đòi nợ thuê, cho vay lãi nặng dưới mọi hình thức.
  • Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an vừa phối hợp Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP. HCM điều tra làm rõ vụ án “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” do các đối tượng người Trung Quốc cùng đồng bọn thực hiện tại TP. HCM và các tỉnh, thành phố trên cả nước.
  • Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Công an Tô Lâm về vấn đề đấu tranh triệt phá các tổ chức cho vay nặng lãi, tín dụng đen, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nêu rõ, đây là vấn đề bức xúc của xã hội được nhiều đại biểu quan tâm, chất vấn. Lực lượng công an đã khởi tố 436 vụ, 766 bị can liên quan đến tội danh tín dụng đen, bảo kê, đòi nợ thuê.
  • Hành vi quảng cáo, rao vặt hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định (bao gồm cả hành vi quảng cáo “tín dụng đen”) bị xử phạt từ cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
  • Các đối tượng lợi dụng mạng viễn thông, Internet, núp bóng các doanh nghiệp có chức năng cho vay tài chính, dịch vụ đòi nợ, kinh doanh cầm đồ, tạo vỏ bọc, đối phó với cơ quan chức năng để tổ chức hoạt động cho vay không thế chấp, góp vốn, góp tài sản kinh doanh với lãi suất rất cao (từ 100% đến 300%, thậm chí lên đến 700%/năm đối với khoản tiền ở thời điểm vay).
  • Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 12/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.
  • Cho vay không cần thế chấp tài sản, không bảo lãnh, không thu phí, hỗ trợ thủ tục cho vay nhanh gọn... - đó là nội dung rao trên các tờ rơi ...
  • Được gọi với nhiều cái tên khác nhau như “sổ tiền gửi” hay “sổ tiết kiệm”..., những cuốn sổ do các đối tượng tự sản xuất có vẻ bề ngoài giống với các cuốn sổ tiết kiệm do ngân hàng phát hành.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY