Pháp luật hôm nay

Cảnh báo biến tướng của cho vay “tín dụng đen” với lãi suất 1.600%/năm

Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an vừa phối hợp Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP. HCM điều tra làm rõ vụ án “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” do các đối tượng người Trung Quốc cùng đồng bọn thực hiện tại TP. HCM và các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Đáng chú ý trong vụ án này là các đối tượng đã cho người dân vay với 4,4%/ngày, tương đương 1.600%/năm.

Theo đó, thủ đoạn của các đối tượng phạm tội là: Một số đối tượng người nước ngoài lập công ty tài chính, thuê người đứng tên giấy phép kinh doanh, đại diện pháp luật, tạo ra ứng dụng để tiền trực tuyến (thường gọi là App); điển hình như ứng dụng “Vaytocdo”, “Moreloan”, “VD online” vừa bị lực lượng công an triệt phá. Khi khách có nhu cầu vay tiền thì phải tải một trong ba ứng dụng trên về máy điện thoại di động của mình. Để được cho vay, người vay phải điền đầy đủ các thông tin cá nhân, cung cấp hình ảnh chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân, số tài khoản ngân hàng; bắt buộc phải chọn mục “Đồng ý” trong hợp đồng điện tử, trong đó có điều khoản “người vay đồng ý cho ứng dụng truy cập danh bạ trên máy điện thoại di động”.

Bộ Công an cảnh báo vay tiền trực tuyến có lãi suất “cắt cổ”. Ảnh minh họa

Sau khi người vay hoàn tất việc tạo tài khoản, ứng dụng sẽ tự động báo về hệ thống và có nhân viên của bộ phận tiếp nhận, liên lạc điện thoại với người vay để thu thập thêm thông tin, kiểm tra lại thông tin đã đăng ký trên App. Nếu người vay thỏa mãn điều kiện vay tiền, người và người vay không cần gặp mặt mà chỉ cần vài phút đồng hồ, hệ thống tài khoản của công ty sẽ tự động chuyển tiền vay cho khách hàng bằng số tài khoản ngân hàng đã kê khai trước đó.

Cụ thể, đối với khách hàng vay qua ứng dụng “Vaytocdo” thì người vay lần đầu chỉ được vay 1.700.000 đồng nhưng thực tế nhận về chỉ là 1.428.000 đồng, còn công ty sẽ thu 272.000 đồng tiền phí dịch vụ. Trong 8 ngày người vay phải trả 2.040.000 đồng (trong đó, 1.700.000 đồng tiền gốc và 340.000 tiền lãi 8 ngày). Nếu khách vay trả chậm sẽ bị phạt 102.000 đồng/ngày. Đối với khách hàng vay qua ứng dụng “Moreloan” và “VD online” thì người vay lần đầu được duyệt vay số tiền là 1.500.000 đồng, nhưng thực tế người vay chỉ được nhận 900.000 đồng, còn 600.000 đồng là tiền phí dịch vụ và tiền lãi trong 7 ngày. Sau 7 ngày, người vay phải trả tiền gốc vay là 1.500.000 đồng. Nếu người vay tiền trả chậm 1 ngày sẽ bị phạt từ 2-5%/ngày.

Nếu người vay trả nợ đúng hạn, có uy tín thì lần vay sau, nhân viên công ty sẽ duyệt cho người vay số tiền cao hơn từ cấp độ 1 đến cấp độ 7 (mỗi cấp độ gọi là 1 App), với số tiền tối đa được vay là 2.750.000 đồng. Tuy nhiên, sau một thời gian, mỗi người có thể vay nhiều App khác nhau cùng lúc để có thể vay được số tiền mình có nhu cầu vay. Như vậy, với hình thức cho vay nêu trên, các đối tượng đã cho vay với 4,4 %/ngày, tương đương 30,8 %/tuần, 132 %/tháng và 1.600 %/năm.

Khi đến gần thời hạn trả nợ, nhân viên bộ phận thu hồi nợ của Công ty sẽ điện thoại nhắc nhở người vay phải trả nợ đúng hạn. Nếu đến hạn trả nợ mà người vay chậm trả, thì nhân viên thu hồi nợ sẽ liên tục điện thoại cho người vay để đòi nợ. Nếu sau vài ngày, người vay vẫn không trả được số tiền nợ và không đạt được thỏa thuận trả lãi với bên cho vay, các nhân viên thu hồi nợ sẽ điện thoại “Kh*ng b*” cho tất cả những người trong danh bạ điện thoại của người vay (gồm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp...) nhằm đe dọa, chửi bới và yêu cầu những người quen biết với người vay tiền phải tác động đến người vay tiền phải chuyển tiền trả nợ cho chúng.

Cơ quan công an xác định từ tháng 4/2019 đến khi bị phát hiện, ngăn chặn, xử lý, đã có khoảng 60.000 giao dịch vay tiền qua 3 ứng dụng nói trên; với tổng số tiền các đối tượng cho vay vào khoảng 100 tỷ đồng.Đây là hoạt động “tín dụng đen” sử dụng công nghệ cao, ẩn dưới dạng cho vay trực tuyến, với lãi suất rất cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người vay. Bộ Công an đến người dân về thủ đoạn cho vay lãi nặng mới xuất hiện này. Đồng thời, khuyến cáo người dân khi gặp khó khăn về tài chính, hãy tìm đến các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương hoặc trực tiếp đến các tổ chức tín dụng, ngân hàng tin cậy để được hỗ trợ; cảnh giác cao với vay tiền qua các ứng dụng (app, web) trên mạng internet.

Thế Vinh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/canh-bao-bien-tuong-cua-cho-vay-tin-dung-den-voi-lai-suat-1600-nam-n165866.html)
Từ khóa: tín dụng đen

Chủ đề liên quan:

cho vay tín dụng đen

Tin cùng nội dung

  • Gần Tết là thời điểm hoạt động mua sắm, chi tiêu của người dân tăng đột biến. Đây cũng là thời điểm các hoạt động gian lận, L*a đ*o tài chính diễn ra phức tạp. Mấy ngày qua, một số ngân hàng đã ghi nhận nhiều kịch bản L*a đ*o mới nhằm đánh cắp thông tin tài khoản giao dịch trực tuyến, lừa tiền của khách hàng.
  • Ngày 9.12, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 17 HĐND TP.HCM, Trung tướng Lê Đông Phong, Giám đốc Công an TP.HCM khẳng định không chấp nhận loại hình dịch vụ đòi nợ thuê và nắm các dấu hiệu đòi nợ thuê, cho vay lãi nặng dưới mọi hình thức.
  • Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Công an Tô Lâm về vấn đề đấu tranh triệt phá các tổ chức cho vay nặng lãi, tín dụng đen, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nêu rõ, đây là vấn đề bức xúc của xã hội được nhiều đại biểu quan tâm, chất vấn. Lực lượng công an đã khởi tố 436 vụ, 766 bị can liên quan đến tội danh tín dụng đen, bảo kê, đòi nợ thuê.
  • Hành vi quảng cáo, rao vặt hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định (bao gồm cả hành vi quảng cáo “tín dụng đen”) bị xử phạt từ cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
  • Các đối tượng lợi dụng mạng viễn thông, Internet, núp bóng các doanh nghiệp có chức năng cho vay tài chính, dịch vụ đòi nợ, kinh doanh cầm đồ, tạo vỏ bọc, đối phó với cơ quan chức năng để tổ chức hoạt động cho vay không thế chấp, góp vốn, góp tài sản kinh doanh với lãi suất rất cao (từ 100% đến 300%, thậm chí lên đến 700%/năm đối với khoản tiền ở thời điểm vay).
  • Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 12/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.
  • Cho vay không cần thế chấp tài sản, không bảo lãnh, không thu phí, hỗ trợ thủ tục cho vay nhanh gọn... - đó là nội dung rao trên các tờ rơi ...
  • Được gọi với nhiều cái tên khác nhau như “sổ tiền gửi” hay “sổ tiết kiệm”..., những cuốn sổ do các đối tượng tự sản xuất có vẻ bề ngoài giống với các cuốn sổ tiết kiệm do ngân hàng phát hành.
  • Tôi nói chuyện này ra không biết tôi có phải là người “ăn cháo đá bát” hay không? Trước đây, do lúc làm ăn tôi có gặp khó khăn về vốn.
  • Trong tình hình kinh doanh khó khăn, các ngành nghề phải đua nhau “sáng tạo” để cạnh tranh từng ly từng tý. Và nếu có dịp cần sử dụng đến dịch vụ vay tiền ngoài hệ thống các tổ chức tín dụng ngân hàng,
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY