GD&TĐ - Chiến hạm “Vasa” được cho là một kỳ tích về kỹ thuật vào năm 1628. Nhưng vừa khởi hành được 20 phút, nó đã nhanh chóng chìm xuống biển do sai sót về thiết kế và sự vội vã trong thi công. Vasa nằm dưới đáy biển 300 năm.
Tàu chiến hùng mạnh nhất thế giới Năm 1628, Hải quân Hoàng gia Thụy Điển cho ra mắt Vasa - một tàu chiến với chiều dài ấn tượng: 68 mét. Con tàu có khả năng đáng kinh ngạc khi được trang bị 64 khẩu súng hạng nặng. Đây là vũ khí trang bị chưa từng có trên bất kỳ chiến hạm nào vào thời điểm đó.
Nhưng trong vòng vài phút sau khi khởi hành, con tàu đã chìm xuống đáy biển Baltic. Chiến hạm đã ở dưới đáy biển hơn 300 năm, trước khi được phát hiện. Đưa con tàu trở lại là một trong những cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất trong những năm 1960.
Lý do chiến hạm Vasa chìm dưới Cảng Stockholm ngay khi vừa khởi hành vẫn là câu hỏi của không ít người. Vào thế kỷ 17, Thụy Điển đã vươn lên nắm quyền như một đế chế lớn của châu Âu sau khi giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh chống lại Đan Mạch, Ba Lan và Nga. Thời điểm đó, Thuỵ Điển cai trị hầu hết khu vực Baltic.
Chiến hạm được chạm trổ kỳ công.Chính Hoàng đế Gustavus Adolphus, hay Vua Gustav II Adolph, là người đã dẫn dắt Thụy Điển giành được chuỗi ngày chiến thắng lẫy lừng này. Minh chứng cụ thể là có tới 18 trong số 21 năm ông trị vì, quân đội Thuỵ Điển bị kéo vào nhữnh cuộc chiến, từ năm 1611 - 1632.
Để minh chứng cho sức mạnh của vương quốc, hoàng đế đã yêu cầu xây dựng một chiến hạm quan trọng hơn cả sinh mệnh mà sau này được gọi là Vasa, đặt theo tên triều đại. Vasa được thiết kế bởi thuyền trưởng Henrik Hybertsson. Con tàu được chạm khắc công phu, miêu tả những câu chuyện về gia đình hoàng gia và chính nhà vua. Trong khi Thuỵ Điển có không ít tàu chiến khác lớn hơn, Vasa sở hữu một lượng vũ khí chưa từng có.
Trong khi con tàu dài 33 m với súng trên một boong đang được đóng, nhà vua nhận được tin nước láng giềng Đan Mạch đóng tàu có 2 boong súng. Lẽ tất yếu là Đô đốc Fleming nhận được lệnh đóng ngay con tàu dài 41 m với súng thần công có cả ở sàn trước và sàn sau - điều chưa ai làm ở Thụy Điển trước đó. Thế là từ thiết kế truyền thống, Vasa trở thành con tàu đầu tiên thử sức với thay đổi lớn.
Vasa ban đầu có chiều dài 33 m thành Vasa 68 m kèm 2 sàn súng. Hệ quả là chiều rộng của phần trên tàu Vasa lớn hơn rất nhiều so với phần đáy, kéo trọng tâm tàu lên cao hơn nhiều so với thiết kế ban đầu. Đã vậy, các thay đổi xoành xoạch không được ghi chép cẩn thận, không có chú giải cụ thể và có đến 5 nhóm khác nhau thi công phần thân tàu mà không hề trao đổi nội bộ.
Việc đóng tàu không chỉ được giám sát chặt chẽ bởi toàn bộ người Thụy Điển mà cả bởi đại sứ của các nước ở đó. Người phụ trách chính việc đóng tàu - Henrik Hybertsson bỗng dưng bị ốm nặng và ch*t. Đô đốc Fleming yêu cầu Jacobsson (trợ lý của Hybertsson) chịu trách nhiệm hoàn thành công việc.
Vào lúc đó và trong suốt năm sau, khoảng 400 người chia thành năm nhóm làm việc trong thân tàu, chạm trổ, lắp ráp, vũ khí và khoang hàng. Đây là lực lượng nhân công lớn nhất tham gia vào một dự án ở Thuỵ Điển tính đến thời điểm lúc bấy giờ.
Hệ quả từ “đốt cháy giai đoạn” Vasa khi được trục vớt vào năm 1961.Ngày 10/8/1628, chiến hạm vasa ra mắt công chúng và khởi hành từ cảng stockholm. vasa được cho là chở một số thủy thủ đoàn và khách đến pháo đài vaxholm. đây là nơi các vị khách sẽ xuống tàu. sau đó, chiến hạm tiếp tục hành trình đến căn cứ trên đảo alvsnabben và sẽ trở thành soái hạm của đơn vị dự bị.
Kho đại bác đáng sợ của chiến hạm sẽ hoạt động như lực lượng tiếp viện của hải quân tại cuộc phong tỏa Gdansk chống lại Ba Lan - Lithuania, hoặc tham gia cùng phần còn lại của hạm đội tại Stralsund.
Nhưng, trong vòng 20 phút sau khi khởi hành, Vasa gặp phải một cơn gió mạnh và bắt đầu chìm trước sự kinh hoàng của hàng nghìn người, trong đó có cả nhà vua.
Người dân chứng kiến một cơn gió đã gần như lật úp con tàu khổng lồ. Con tàu tiếp tục gặp một cơn gió mạnh khác và chìm sâu trong nước. Khoảng 30 người ch*t đuối trong vụ chìm tàu này.
Cuộc điều tra được thực hiện bởi một ủy ban đặc biệt, bao gồm 17 ủy viên hội đồng và sĩ quan hải quân, do Karl Karlsson Gyllenhielm - người anh cùng cha khác mẹ của nhà vua – dẫn đầu.
Các sĩ quan và thành viên thủy thủ đoàn cho biết, họ không nhận thức được bất kỳ hành vi sai trái nào và mọi thứ đã ở trạng thái bình thường, trước hạ thủy Vasa. Tuy nhiên, lời thừa nhận từ thành viên trên thuyền - Joran Matsson đã khiến ủy ban kinh ngạc. Theo ông Matsson, một cuộc ra khơi thử nghiệm theo lệnh của Thuyền trưởng Sofring Hansson đã được thực hiện một tháng trước.
Cuộc thử nghiệm có sự chứng kiến của Phó Đô đốc Klas Fleming cùng sự tham gia của 30 thủy thủ đoàn kiểm tra độ ổn định của chiến hạm. Thời điểm đó, những người này đã nhanh chóng nhận thấy rằng, con tàu hoàn toàn không ổn định. Bất chấp phát hiện đáng lo ngại này, Fleming không báo cáo lại với cấp trên, có thể do áp lực từ nhà vua để thực hiện chuyến ra khơi thành công càng nhanh càng tốt.
Viên thuyền trưởng sống sót sau thảm kịch nhưng bị bỏ tù ngay lập tức vì thiếu năng lực. Tuy nhiên, một phiên tòa vào tháng 9 cùng năm đã hủy bỏ tội danh trên và trả tự do cho thuyền trưởng cùng các thuyền viên. Lý do chính xác dẫn đến sự thay đổi này cũng không được công bố.
Sau đó, không có bất cứ lời giải thích chính thức nào được đưa ra từ phía những người điều tra và cả nhà cầm quyền. Không có ai bị buộc tội. Từ đó, tưởng chừng như con tàu đã chìm vào quên lãng như cái cách mà nó bị chìm dưới đáy đại dương sâu thẳm.
Cũng giống như kết quả từ cuộc điều tra khi đó, các nghiên cứu ngày nay về xác của chiến hạm vasa đã xác nhận rằng, thiết kế sai lầm cùng yêu cầu gấp rút ra mắt vasa từ nhà vua, đã dẫn đến kết quả thảm khốc.
Khai quật tàu chiến Vasa Phục chế cảnh trục vớt tàu Vasa.Vào năm 1961, những nỗ lực trục vớt con tàu đắm này đã được các nhà khảo cổ phát động. Nhưng cấu trúc bằng gỗ dễ bị tổn thương của con tàu khiến việc đưa nó trở lại vô cùng khó khăn.
Rất may, nhiệt độ lạnh và nồng độ oxy thấp dưới đáy biển Baltic đã bảo toàn nguyên vẹn con tàu khỏi vi khuẩn và giun tàu. Bởi, những loại này thường tấn công các xác tàu ở vùng khí hậu ấm hơn. Khoảng 95% thân tàu đã được giải cứu thành công và hoàn toàn nguyên vẹn.
Sau khi trục vớt con tàu, một nhóm thợ lặn đã làm việc trong ba năm tiếp theo để thu thập các bộ phận bị rơi khỏi Vasa. Một số bao gồm bộ phận của cột trước và cột chính, tác phẩm điêu khắc và mỏ tàu. Chiếc thuyền trên tàu Vasa cũng được trục vớt thành công.
Con tàu được tái tạo bề mặt, toàn bộ phần bên ngoài của Vasa được bao phủ bởi sáp polyethylene glycol, hay PEG, nhằm ngăn nó bị bào mòn. Các nhà khảo cổ đã thu hồi được hơn 40.000 vật phẩm bên trong thân tàu.
Năm 1990, Vasa được trưng bày công khai lần đầu tiên tại Bảo tàng Vasa ở Stockholm cho đến ngày nay. Nơi đây trở thành một trong những điểm tham quan du lịch nổi tiếng nhất của Thụy Điển cùng với con tàu. Bảo tàng này thậm chí trở thành bảo tàng được tham quan nhiều nhất trên toàn bán đảo Scandinavia, với hơn 1 triệu lượt khách/năm.
Tuy nhiên, kể từ năm 2000, dấu hiệu hư hỏng bắt đầu lộ ra bề mặt Vasa khi “con tàu được bảo tồn tốt nhất thế kỷ 17” nằm yên ổn trong bảo tàng riêng của mình. Năm 2004, bảo tàng nâng cấp hệ thống kiểm soát không khí để bảo đảm độ ẩm bên trong ổn định.
Giới chuyên gia cũng nỗ lực thay các bu-lông bằng sắt - được thêm vào để cố định tàu từ thập niên 1960 nhưng nay đã bị ăn mòn - bằng bu-lông thép không rỉ, theo trang The Wired.
Họ cùng chung nhận định rằng không có chuyện tàu Vasa sụp đổ tức thời song con tàu đang bị bào mòn vài mm mỗi năm. Như số phận cách đây gần 4 thế kỉ, Vasa lại nghiêng về một bên, hướng dần về phía sàn bảo tàng.
Vasa nằm yên dưới đáy vịnh hơn 3 thế kỷ cho tới năm 1956, nó được nhà kỹ thuật hàng hải người Thụy Điển Anders Franzen tìm thấy. Tàu được trục vớt từ năm 1959 - 1961. Sau đó, người ta xây riêng một bảo tàng để trưng bày tàn tích một thời của tàu chiến siêu đắt đỏ Vasa từ năm 1990.
Theo ATI