Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Sống ở đời, có 4 lời đừng nói ra: lời ngông cuồng, lời tức giận, lời thừa thãi, lời sĩ diện

Trong cuộc sống, có không ít trường hợp “lòng tốt làm hỏng chuyện” xảy ra, còn chưa rõ tình hình đã hấp tấp giúp đỡ, kết quả càng giúp lại càng phiền. Nói chuyện cũng như vậy, nếu không biết rõ tình hình, hoặc rõ ràng là biết sau khi nói ra sẽ tạo ra hậu quả không tốt, vậy thì chi bằng đừng nói. Làm người, có 4 lời tốt nhất không nên nói ra.

Đừng bao giờ cho rằng nói chuyện là một chuyện đơn giản, trong tất cả các hành vi của con người, nói chuyện là hành vi cần tới trình độ nhất, người có trình độ, nói ra cả một cuộc đời tươi đẹp, người không có trình độ thường là "họa từ miệng mà ra".

Đây chính là lý do vì sao mà người xưa luôn nhấn mạnh "im lặng là vàng", nói mà không nói ra được những điều hay lẽ phải, vậy thì tốt nhất đừng nói ra thì hơn.

Làm người, cần phải hiểu rằng, những lời bạn nói ra sẽ có giá trị hơn sự im lặng, nếu không thể làm được "lời nói thắng sự im lặng", vậy thì tốt nhất là đừng nên nói gì.

Cũng giống như khi bạn muốn giúp đỡ một ai đó vậy, trước khi giúp, nghĩ cho kĩ xem cái "giúp" này mình có giúp được hay không.

Có một câu chuyện cười như này, có một ông lão đứng ở bên đường cứ nhìn ra dòng xe chạy không ngừng, có người trông thấy nghĩ rằng ông lão muốn qua đường như không biết qua nên chạy lại dìu ông lão qua.

Lúc sang đường, ông lão mấy lần muốn giải thích cái gì đó, nhưng đều bị người kia nhanh nhảu "chặn họng", "ông không cần khách khí đâu ạ!". Khó khăn lắm mới sang được đường, lúc này ông lão tỏ ra cấp bách, vỗ vỗ vào đùi: "Tôi đang đợi xe buýt, nhưng cậu cứ bắt tôi qua đường cho bằng được, giờ thì chuyến xe cuối cùng cũng đi mất rồi, cậu phải đưa tôi về nhà."

Trong cuộc sống, có không ít trường hợp "lòng tốt làm hỏng chuyện" xảy ra, còn chưa rõ tình hình đã hấp tấp giúp đỡ, kết quả càng giúp lại càng phiền. Nói chuyện cũng như vậy, nếu không biết rõ tình hình, hoặc rõ ràng là biết sau khi nói ra sẽ tạo ra hậu quả không tốt, vậy thì chi bằng đừng nói.

Làm người, có 4 lời tốt nhất không nên nói ra.

Sống ở đời, có 4 lời đừng nói ra: lời ngông cuồng, lời tức giận, lời thừa thãi, lời sĩ diện - Ảnh 1.

Lời ngông cuồng

Có câu: "trời cuồng ắt có mưa, người ngông ắt gặp họa", người ngông cuồng trước giờ chưa bao giờ có được kết cục tốt đẹp, kẻ trí là người tránh xa hai chữ "kiêu căng".

Những người luôn giữ hòa khí với người khác thường là người được người khác tôn trọng, còn người ngông cuồng, dù vinh quang được chốc lát, nhưng sau lưng lại có khối người ghét bỏ.

Lời ngông cuồng đừng nên nói, con người, ai cũng có chút "tự luyến", sự "tự luyến" này, nó vừa có thể là cái gốc của sự tự tin, nhưng cũng hoàn toàn có thể là căn nguyên của sự tự phụ, một khi đã mở mồm ra nói những lời ngông cuồng, trong mắt người khác, bạn lập tức sẽ thành kẻ tự phụ.

Có cậu, núi cao có núi cao hơn, người tài còn có người giỏi hơn. Bất cứ khi nào cũng hãy luôn giữ cho mình sự khiêm tốn, biết điều một chút, tự cao tự đại sẽ chỉ tự đẩy mình vào thế bí.

Sống ở đời, có 4 lời đừng nói ra: lời ngông cuồng, lời tức giận, lời thừa thãi, lời sĩ diện - Ảnh 2.

Lời tức giận

Đời người do hỉ nộ ái ố tạo thành, phẫn nộ không phải khuyết điểm mà là thường thái, nhưng biểu đạt sự phẫn nộ ấy sai lầm lại chính là khuyết điểm của một người.

Rất nhiều người khi tức giận sẽ nói ra những lời không hay, làm tổn thương tới người khác.

Lời nói chẳng mất tiền mua, vì nó miễn phí nên nhiều người dùng nó bừa bãi, dùng nó làm tổn thương người khác, rồi bào chữa lại bằng một cậu "vì giận quá mất khôn".

Có rất nhiều cách để giải quyết sự tức giận, thay vì buông một tràng những lời không hay vào mặt người khác.

Cố gắng giữ bình tĩnh khi tức giận, hoặc lựa chọn một phương pháp giải tỏa lành mạnh hơn, đừng tạo ra những vết sẹo khó lành trong trái tim người khác.

Sống ở đời, có 4 lời đừng nói ra: lời ngông cuồng, lời tức giận, lời thừa thãi, lời sĩ diện - Ảnh 3.

Lời thừa thãi

Chẳng ai thích mấy người suốt ngày chỉ biết "buôn dưa lê bán dưa chuột" cả, nhưng trong cuộc sống lại luôn có những người thích bàn tán thị phi, nhà hàng xóm xảy ra chuyện gì, đồng nghiệp ở công ty ở nhà ra sao, chẳng có gì qua mắt được "hỏa nhãn kim tinh" của họ.

Những người chuyện đi tán dóc thị phi như vậy thường là những người vô tri, những lời họ nói một nửa gần với thực tế, một nửa là do trí tưởng tượng phong phú của mình, phàm là chuyện gì nghe được một chút rồi lại thành "ông nói gà bà nói vịt", chuyện bé xé ra to. Hơn nữa những "chuyện to" này phần lớn đều theo hướng tiêu cực, đây chính là khi tâm lý đố kị đang tác oai tác quái.

Có câu: "ăn uống có thể linh tinh, nhưng tuyệt đối đừng nói bừa", ăn uống linh tinh có thể đau bụng, nhưng lời nói sai lại có thể hủy hoại cả một đời người.

Kẻ trí luôn nói không với lời đồn, người thông minh chẳng tin điều nhảm nhí, kẻ khôn ngoan luôn biết lựa lời mà nói, nói có sự xác thực, vừa là bảo vệ người khác vừa là bảo vệ chính bản thân.

Sống ở đời, có 4 lời đừng nói ra: lời ngông cuồng, lời tức giận, lời thừa thãi, lời sĩ diện - Ảnh 4.

Lời sĩ diện

Có một câu chuyện cười như sau:

Ngày xưa, có một hộ gia đình vô cùng nghèo, nhưng họ không muốn người khác biết mình nghèo, vì vậy ngay từ khi con còn nhỏ, đã "tẩy não" chúng, nói rằng gia đình mình rất giàu có, nhưng điều kiện cuộc sống lại sờ sờ ra đấy, đứa nhỏ cũng không biết phải mở miệng ra sao.

Nhưng người cha lại luôn dặn con rằng, bất kể là khi nào, cũng phải nói rơm rạ như chăn lụa, nước nhạt như trà thơm…

Cứ như vậy, đứa trẻ nói y lời cha dạy không sai tý nào, người khác cũng luôn cho rằng gia đình họ rất giàu có.

Một hôm có khách tới chơi nhà, người cha bảo con trai bưng trà thơm lên mời khách, kết quả con trai bưng lên một chén nước trắng, người cha vội vàng giải thích: "Con trẻ chưa hiểu chuyện", người khách cũng cho rằng cậu bé nghịch ngợm.

Kết quả, cậu con trai bưng "trà thơm" lên xong như không rời đi ngay, mà còn tỏ ý muốn đứng lại gần nói nhỏ vào tai người cha điều gì đó, người cha lúc này giận dữ nói: "Có chuyện gì thì cứ nói ra, nhà có khách mà sao con không hiểu phép tắc gì thế?"

Không ngờ đứa con lớn tiếng nói: "Cha, trên râu cha có chăn lụa kìa", người cha đưa tay sờ lên râu thì thấy một cọng rơm ở trên râu của mình.

Người khách rất nhanh hiểu ra được vấn đề, sau khi ra về một cách gượng gạo, kể từ đó về sau, không còn tin tưởng người bạn của mình nữa…

Ai cũng có chút máu sĩ diện trong người cả, vốn dĩ sĩ diện cũng không phải chuyện xấu gì, nhưng nếu vì sĩ diện mà nói dối quanh co thì cũng không phải điều tốt đẹp.

3 điểm thui chột bản lĩnh đàn ông: Lâu dần sẽ biến thành kẻ vô dụng

Như Nguyễn

Mạng Y Tế
Nguồn: CafeBiz (https://cafebiz.vn/song-o-doi-co-4-loi-dung-noi-ra-loi-ngong-cuong-loi-tuc-gian-loi-thua-thai-loi-si-dien-20201030190453412.chn)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY