Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

Spironolacton - Thuốc lợi tiểu giữ kali

Spironolacton là chất đối kháng mineralocorticoid, tác dụng qua việc ức chế cạnh tranh với aldosteron và các mineralocorticoid khác, tác dụng chủ yếu ở ống lượn xa, kết quả là tăng bài tiết natri và nước.

Tên quốc tế: Spironolactone.

Loại Thuốc: Thuốc lợi tiểu giữ kali.

Dạng Thuốc và hàm lượng

Viên nén 25 mg; 50 mg; 100 mg spironolacton.

Tác dụng

Spironolacton là chất đối kháng mineralocorticoid, tác dụng qua việc ức chế cạnh tranh với aldosteron và các mineralocorticoid khác, tác dụng chủ yếu ở ống lượn xa, kết quả là tăng bài tiết natri và nước. Spironolacton làm giảm bài tiết các ion kali, amoni (NH4 ) và H . Cả tác dụng lợi tiểu và chống tăng huyết áp đều qua cơ chế đó. Spironolacton bắt đầu tác dụng tương đối chậm, cần phải 2 hoặc 3 ngày mới đạt tác dụng tối đa và Thuốc giảm tác dụng chậm trong 2 - 3 ngày khi ngừng Thuốc. Vì vậy không dùng spironolacton khi cần gây bài niệu nhanh. Sự tăng bài tiết magnesi và kali của các Thuốc lợi tiểu thiazid và lợi tiểu quai (furosemid) sẽ bị giảm khi dùng đồng thời với spironolacton.

Chỉ định

Cổ trướng do xơ gan. Phù gan, phù thận, phù tim khi các Thuốc chữa phù khác kém tác dụng, đặc biệt khi có nghi ngờ chứng tăng aldosteron.

Tăng huyết áp, khi cách điều trị khác kém tác dụng hoặc không thích hợp.

Tăng aldosteron tiên phát, khi không thể phẫu thuật.

Chống chỉ định

Suy thận cấp, suy thận nặng, vô niệu, tăng kali huyết, mẫn cảm với spironolacton.

Thận trọng

Tình trạng có nguy cơ tăng kali huyết như khi suy giảm chức năng thận và khi phối hợp với các Thuốc lợi tiểu thông thường khác. Toan chuyển hóa do tăng clor máu có thể hồi phục (thường đi kèm với tăng kali huyết) có thể xảy ra trong xơ gan mất bù dù chức năng thận bình thường.

Các Thuốc lợi tiểu nói chung chống chỉ định ở người mang thai, trừ khi bị bệnh tim, vì Thuốc không phòng được và cũng không chữa được phù do nhiễm độc thai nghén và Thuốc còn làm giảm tưới máu cho nhau thai.

Thời kỳ mang thai

Spironolacton có thể dùng cho người mang thai khi bị bệnh tim.

Thời kỳ cho con bú

Spironolacton có thể sử dụng cho người mẹ trong thời kỳ cho con bú.

Tác dụng phụ

Thường gặp

Mệt mỏi, đau đầu, liệt dương, ngủ gà.

Tăng prolactin, to vú đàn ông, chảy sữa nhiều, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, chảy máu sau mãn kinh.

Ỉa chảy, buồn nôn.

Ít gặp

Ban đỏ, ngoại ban, mày đay.

Tăng kali huyết, giảm natri huyết.

Chuột rút/ co thắt cơ, dị cảm.

Tăng creatinin huyết thanh.

Hiếm gặp

Mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu.

Xử trí

Giảm natri huyết thường biểu hiện: Khô miệng, khát nước, mệt mỏi, buồn ngủ. Ðiều này phải được xem xét thận trọng, đặc biệt khi dùng phối hợp với các loại Thuốc lợi tiểu khác. Cần phải điều chỉnh liều lượng và kiểm tra định kỳ điện giải đồ.

Liều lượng và cách dùng

Người lớn

Lợi tiểu khi phù kháng trị do xơ gan, hội chứng thận hư, suy tim sung huyết, đặc biệt nghi ngờ có tăng aldosteron, thường phối hợp với furosemid, các thiazid hoặc các Thuốc lợi tiểu tương tự: Liều ban đầu là uống 25 - 200 mg/ngày, chia 2 - 4 lần, dùng ít nhất 5 ngày, liều duy trì là 75 - 400 mg/ngày, chia 2 - 4 lần.

Chống tăng huyết áp: Liều ban đầu uống 50 - 100 mg/ngày, chia 2 - 4 lần, dùng ít nhất 2 tuần; liều duy trì điều chỉnh theo từng người bệnh. Nhưng hiện nay ít được dùng để điều trị tăng huyết áp.

Tăng aldosteron tiên phát: 100 - 400 mg/ngày, chia 2 - 4 lần trước khi phẫu thuật. Liều thấp nhất có hiệu quả có thể duy trì trong thời gian dài đối với người bệnh không thể phẫu thuật.

Trẻ em

Lợi tiểu hoặc trị tăng huyết áp, cổ trướng do xơ gan: liều ban đầu uống 1 - 3 mg/kg/ngày, dùng 1 lần hoặc chia 2 - 4 lần; liều được điều chỉnh sau 5 ngày.

Tương tác

Sử dụng đồng thời spironolacton với các chất ức chế enzym chuyển (ACE - 1) có thể dẫn tới ''tăng kali huyết" nặng, đe dọa tính mạng, đặc biệt ở người có suy thận. Tác dụng chống đông của coumarin, hay dẫn chất indandion hay heparin bị giảm khi dùng cùng với spironolacton. Các Thuốc chống viêm không steroid, đặc biệt là indomethacin làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp của spironolacton. Sử dụng đồng thời lithi và spironolacton có thể dẫn đến ngộ độc lithi, do giảm độ thanh thải. Sử dụng đồng thời các Thuốc có chứa kali với spironolacton làm tăng kali huyết. Nửa đời sinh học của digoxin và các glycosid tim có thể tăng khi dùng đồng thời với spironolacton.

Quá liều và xử trí

Biểu hiện: Lo lắng, lẫn lộn, yếu cơ, khó thở.

Xử lý: Rửa dạ dày, dùng than hoạt.

Kiểm tra cân bằng điện giải và chức năng thận.

Ðiều trị hỗ trợ. Nếu tăng kali huyết có thay đổi điện tâm đồ: Tiêm tĩnh mạch natri bicarbonat, calci gluconat; cho uống nhựa trao đổi ion (natri polystyren sulfonat - biệt dược Kayexalate....) để thu giữ các ion kali, làm giảm nồng độ kali máu.

Quy chế

Thuốc độc bảng B.

Thành phẩm giảm độc: Thuốc viên có hàm lượng tối đa là 75 mg.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/s/spironolacton/)

Tin cùng nội dung

  • Buổi sáng hôm ấy ông Cường vừa thức dậy thì bị ngất xỉu, cả nhà tưởng ông bị đột quỵ vội đưa ông đi cấp cứu.
  • Một số Thuốc có tác dụng không mong muốn gây hại xương, trước mắt cũng như lâu dài.
  • Bà Hợi bị viêm họng nên đi mua Thuốc kháng sinh cephalothin về uống. Uống Thuốc được 3 hôm thì bà thấy bớt đau họng và cũng hết sốt nhưng bà lại thấy bí tiểu.
  • Có một số vỏ trái cây nếu bỏ đi sẽ rất lãng phí và làm mất tác dụng chính của trái cây đó. Để tận dụng cả vỏ trái cây khi ăn thì trước tiên các mẹ nên rửa sạch, ngâm nước muối rồi để ra rổ cho khô ráo
  • Tôi thường uống 1 ly nước cam sau khi ăn sáng, nhưng có người cho rằng như thế là không tốt. Xin bác sĩ tư vấn giúp. Cám ơn nhiều!
  • Nếu muốn có giấc ngủ ngon, cần tránh các loại thực phẩm sau:
  • Sau những bữa tiệc nhiều dầu mỡ, rượu, đường và muối, những thực phẩm sau đây có thể giúp cơ thể bạn thải loại độc tố, trở nên nhẹ nhàng hơn.
  • Nếu bạn ăn, uống những loại thực phẩm sau khi đang phải uống Thuốc chữa bệnh thì có thể làm giảm tác dụng của Thuốc.
  • Theo Đông y, mã đề vị ngọt, nhạt, tính hàn lương vào 3 kinh: can, thận, tiểu trường. Mã đề có công dụng thanh phế, nhuận gan, lợi tiểu, thanh nhiệt, thẩm bàng quang thấp khí, chỉ khái, hóa đàm, chỉ nhiệt tả, minh mục, tư bổ, kháng khuẩn, kháng viêm.
  • Cây râu mèo còn có tên gọi là cây bông bạc, thuộc họ hoa môi. Là loại cây thảo lâu năm, cao khoảng 0,5-1m. Thân vuông, thường có màu nâu tím. Lá mọc đối, có cuống ngắn, chóp nhọn, mép khía răng to. Cụm hoa là chùm xim co ở ngọn thân và ở đầu cành. Hoa màu trắng sau ngả sang màu xanh tím. Nhị và nhụy mọc thò ra ngoài, nhìn giống như râu mèo, hoa 5 cánh không đều. Bao phấn và đầu nhụy màu tím.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY