Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Suy giãn tĩnh mạch do làm việc trong môi trường phải đứng lâu, ngồi nhiều

(HNMO) - Ngày 28-11, Bệnh viện Hữu nghị Việt-Đức tổ chức chương trình khám, tư vấn miễn phí bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới cùng các chuyên gia hàng đầu của bệnh viện.

Bác sĩ khổng tiến bình, trưởng khoa nội, can thiệp tim mạch - hô hấp (bệnh viện hữu nghị việt-đức) cho biết, suy giãn tĩnh mạch chi dưới là sự suy giảm khả năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch, dẫn đến hiện tượng máu bị ứ đọng lại, gây ra các biến đổi về huyết động và làm biến dạng các tổ chức mô xung quanh. hiện, bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân đang ngày càng gia tăng và trẻ hoá. đáng lưu ý, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao gấp 2-3 lần nam giới.

Suy giãn tĩnh mạch thường gặp ở những người làm các nghề: giáo viên, nhân viên văn phòng, thợ dệt, cảnh sát giao thông... do tính chất công việc, họ phải ngồi hoặc đứng lâu, khi đó, máu sẽ dồn xuống chân và ứ đọng lại.

"đặc biệt, phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót, mặc quần áo bó sát sẽ làm tăng áp lực đến hệ tĩnh mạch ngoại biên, tăng áp lực lên chân, dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới", bác sĩ khổng tiến bình nói.

Bên cạnh đó, những người bị béo phì cũng rất dễ bị suy giãn tĩnh mạch chân. nguyên nhân là do họ có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, ít chất xơ, lại có xu hướng ít vận động, cơ thể nặng nề dẫn đến áp lực lớn dồn đến chân và gây bệnh. ngoài ra, các đối tượng như người cao tuổi, người từng trải qua phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, người nằm bất động do tai biến, bó bột, hoặc người thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm thấp... cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

"điều đáng nói, bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ nên thường bị bỏ qua. người bệnh đôi khi chỉ thấy đau tức mỏi nhẹ, tê bì, căng bắp chân, chuột rút... nên rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. đa phần các trường hợp đi khám khi bệnh đã nặng, việc điều trị khó khăn hơn. thậm chí, ở giai đoạn cuối, bệnh gây viêm sưng, rất khó đi lại, đôi khi còn dẫn đến tình trạng loét chân, phải cắt cụt chi. nguy hiểm nhất là bệnh nhân bị tắc hệ tĩnh mạch sâu, nếu cục máu đông theo dòng máu trôi về tim rồi lên phổi có thể gây tắc động mạch phổi, dẫn đến Tu vong", bác sĩ khổng tiến bình cảnh báo.

Để phòng bệnh, bác sĩ khổng tiến bình khuyến cáo, cần có tư thế ngồi đúng, không ngồi vắt chéo chân. nếu công việc gò bó, phải ngồi nhiều cần thay đổi tư thế thường xuyên. với phụ nữ, cần thay đổi thói quen ăn mặc, mặc đồ thoáng hơn, không đi giày cao gót. buổi tối khi đi ngủ, kê chân cao hơn so với mặt giường để máu dễ dàng về tim. ngoài ra, hằng ngày áp dụng bài xoay tròn gót chân, nhón gót chân, bài tập mũi bàn chân, giơ chân... khi vận động thể thao, nên tránh các môn thay đổi nhanh tư thế như: cầu lông, bóng đá, mà thay bằng bơi lội, đi bộ, đạp xe. lưu ý, khi bị suy giãn tĩnh mạch chân, người bệnh tránh ngâm chân bằng nước ấm, nước nóng vì khiến mạch dễ bị giãn to hơn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/984776/suy-gian-tinh-mach-do-lam-viec-trong-moi-truong-phai-dung-lau-ngoi-nhieu)

Tin cùng nội dung

  • Cách đây 2 năm, em có triệu chứng đau tức tinh hoàn vào buổi chiều, nhất là khi đứng ngồi lâu hay hoạt động gắng sức.
  • Trên 2 tinh hoàn của cháu có những bó sợi, sờ được rõ nhất là khi trời nóng.
  • Cách giảm stress khi đang ngồi làm việc giúp bạn bớt mệt mỏi. Loại bỏ căng thẳng sẽ giúp bạn khỏe mạnh và làm việc hiệu quả hơn.
  • Theo Viện nghiên cứu về căng thẳng của Mỹ, 8 trên 10 người Mỹ chịu đựng những căng thẳng liên quan đến công việc.
  • Tôi bị phù sưng, nóng mắt cá chân và hai bàn chân, có lúc bị chuột rút ở cẳng chân vào ban đêm...
  • Chào Mangyte, xin cho em được hỏi các bệnh viện và trung tâm y tế trên địa bàn TPHCM làm việc trở lại từ ngày bao nhiêu vậy? Vui lòng cho tôi địa chỉ và SĐT của một số bệnh viện để tôi tiện liên lạc ạ. Xin cảm ơn BS. (Kim Thoa - TPHCM),
  • Dì của em bị suy giãn tĩnh mạch chân, bác sĩ nói cần phẫu thuật nội soi. Cho em hỏi chi phí cho phẫu thuật này là bao nhiêu? Dì em có BHYT ở Lâm Đồng, như vậy có được hưởng bảo hiểm không? Ngoài ra có những phương pháp nào khác điều trị chứng giãn tĩnh mạch chân này không Mangyte ơi? Em cũng sợ bệnh này vì em là nhân viên văn phòng, làm sao để tránh ạ? Em cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thu Thủy - thuy.le…@gmail.com)
  • Tôi muốn hỏi: tôi bị giãn tĩnh mạch chi dưới, BS yêu cầu tôi làm siêu âm mạch máu nhưng không nói rõ là màu hay trắng đen. Xin tư vấn cho tôi siêu âm cái nào tốt hơn (tôi có đọc trên mạng có vài BS khuyên chỉ cần siêu âm trắng đen là được) và tôi cũng muốn tìm hiểu về giá cả. Xin cảm ơn sự tư vấn của Mangyte! (P. Khải - Đồng Nai)
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY