Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Tái hiện không khí Ngày Giải phóng Thủ đô qua “Khúc ca khải hoàn”

(PetroTimes) - Hướng tới kỷ niệm 68 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2022), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò vừa ra mắt trưng bày “Khúc ca khải hoàn” nhằm tái hiện chặng đường chiến đấu oanh liệt của quân và dân Hà Nội trong những năm kháng chiến gian khổ; gợi nhớ cuộc trở về với biết bao cảm xúc, niềm vui khi đoàn quân lớp lớp tiến về Thủ đô.
Tái hiện không khí hân hoan, hào sảng của ngày Giải phóng Thủ đô 68 năm về trước

Trưng bày "Khúc ca khải hoàn" tái hiện chặng đường chiến đấu oanh liệt của quân và dân Hà Nội trong những năm kháng chiến gian khổ; gợi nhớ cuộc trở về với biết bao cảm xúc. Từ thời khắc lịch sử trọng đại ấy, Hà Nội và cả nước đi lên với những bước chuyển mình quan trọng. Trưng bày cũng thể hiện niềm tự hào và lòng biết ơn những người con đã hy sinh vì Thủ đô thân yêu.

Trưng bày “Khúc ca khải hoàn” được thể hiện qua 3 nội dung: “Bền bỉ kháng chiến”, “Ngày về chiến thắng” và “Hà Nội của ta”. Trong đó, nội dung "Bền bỉ kháng chiến" gợi nhắc về giai đoạn lịch sử của đất nước, khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, song thực dân Pháp vẫn không từ bỏ dã tâm xâm lược.

Hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân Hà Nội đã kiên cường, bền bỉ chiến đấu. Sau 60 ngày đêm giam chân địch trong lòng thành phố, các chiến sỹ Trung đoàn Thủ đô tạm biệt Hà Nội với lời thề "Ra đi hẹn một ngày về".

Khi tái chiếm Hà Nội, thực dân Pháp thực thi chế độ quân quản, đàn áp phong trào kháng chiến. Nhiều cán bộ, bộ đội, du kích đã anh dũng hy sinh để bảo vệ cơ sở. Các phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên vẫn bùng lên mạnh mẽ. Nhiều cán bộ, chiến sỹ, học sinh, sinh viên bị địch bắt, giam tại Nhà tù Hỏa Lò. Nhưng tất cả đều chung một niềm tin: "Thủ đô sẽ chiến thắng quân thù".

Cổng chính được thiết kế với những đường cong uốn lượn lấy cảm hứng từ lá cờ Việt Nam. Trên cổng chính có minh họa hình ảnh chiến sỹ trở về tiếp quản Thủ đô trong niềm hân hoan chào đón của thiếu nữ Hà thành.

Nội dung "Ngày về chiến thắng" tái hiện sau những năm kháng chiến gian khổ, Ngày về chiến thắng đã không còn xa. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã đánh dấu mốc son lịch sử, buộc địch phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ và rút quân ra khỏi miền Bắc Việt Nam. Trước khi rút khỏi Thủ đô, thực dân Pháp tìm mọi cách phá hoại các cơ sở kinh tế, văn hóa, lôi kéo đồng bào di cư vào Nam, trì hoãn việc trao trả tù binh. Nhưng tất cả đều thất bại trước lòng yêu nước, khát khao tự do của nhân dân. Lực lượng tự vệ, công nhân với thái độ kiên quyết, đúng mực, có lý lẽ đã ngăn chặn hiệu quả sự phá hoại, lôi kéo của địch.

Đầu tháng 10/1954, đội hành chính và đội trật tự đã tiến hành bàn giao các cơ quan, công sở, công trình công cộng. 16 giờ ngày 9/10/1954, tốp lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên; quân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố.

Lực lượng tiếp quản đã đảm bảo tính mạng, giữ vững cơ sở vật chất, phối hợp với các đoàn thể vận động nhân dân Hà thành chuẩn bị cho ngày giải phóng. Các chị, các mẹ thức thâu đêm để may cờ đỏ sao vàng, băng rôn, khẩu hiệu. Thanh niên nam, nữ hăng hái dựng cổng chào, giăng đèn kết hoa trên các đường phố. Tất cả đã sẵn sàng cho Ngày về chiến thắng.

Sáng sớm ngày 10/10/1954, lệnh giới nghiêm vừa kết thúc, đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa. Người người mặc quần áo đẹp nhất để đón chào đoàn quân chiến thắng trở về.

Phần nội dung "Hà Nội của ta" tái hiện hình ảnh sau ngày giải phóng, nhân dân Hà Nội tiếp tục vượt qua khó khăn để tạo dựng cuộc sống mới. Vừa dựng xây Thủ đô, vừa kháng chiến chống Mỹ, người Hà Nội vẫn vươn lên bằng niềm tin son sắt vào Đảng, vào chân lý bất diệt "Không có gì quý hơn độc lập, tự do".

Gần 70 năm đã trôi qua từ ngày tiếp quản Thủ đô, hơn 30 năm tiến hành đổi mới, đời sống người dân và bộ mặt Thủ đô có nhiều thay đổi. Những ngôi nhà cao tầng san sát, rực rỡ ánh đèn, những đường phố rộng rãi... Hà Nội đang vươn cao để quyết tâm xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại, nhưng ký ức về Thủ đô anh hùng vẫn còn mãi với thời gian. Những địa điểm được tiếp quản ngày ấy giờ trở thành "chứng nhân" lịch sử, gợi nhớ những thời khắc không thể nào quên.

Ban Tổ chức mong muốn, qua trưng bày “Khúc ca khải hoàn”, những thế hệ công dân Thủ đô sinh sau ngày 10/10/1954, dù không được chứng kiến những giây phút hào hùng đó, nhưng vẫn cảm nhận được niềm tự hào từ các thế hệ cha anh và sẽ luôn ghi nhớ, biết ơn những chiến sỹ đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của dân tộc, vì sự toàn vẹn của Hà Nội - Thủ đô anh hùng - Thành phố vì hòa bình.

Trưng bày “Khúc ca khải hoàn” đón du khách đến tham quan từ ngày 5/10 tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

N.H

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/tai-hien-khong-khi-ngay-giai-phong-thu-do-qua-khuc-ca-khai-hoan-667807.html)

Tin cùng nội dung

  • Đây là niềm vui, đồng thời cũng là động lực để Thủ đô tiếp tục vươn lên mạnh mẽ, trở thành một đại đô thị văn minh, hiện đại, giàu đẹp.
  • (MangYTe) - Sáng 3/10, triển lãm Thăng Long - Hà Nội: Những dấu son lịch sử do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức nhân kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, 66 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2020), chào mừng Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội, đã khai mạc tại phía trước Vườn hoa Lý Thái Tổ, trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • (Tổ Quốc) - Nhân kỷ niệm 66 năm Ngày Giải phóng thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2020) và 1010 năm Thăng Long Hà Nội, Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC- Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban chỉ đạo Công trình Ký ức người lính, Trung tâm truyền thông Ký ức người lính, Công ty Truyền thông Thủ đô phối hợp tổ chức chương trình giao lưu - nghệ thuật Ký ức người lính
  • MangYTe - Trên các tuyến đường lớn và khu trung tâm của thành phố Hà Nội đã bắt đầu được trang hoàng bởi những băng rôn, cờ hoa để chào mừng ngày lễ lớn của Thủ đô.
  • (MangYTe) - Chương trình “Ký ức người lính” ca ngợi và làm nổi bật hơn giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc, truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân và quân đội ta trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc...
  • MangYTe – Sau khi thống nhất về mặt chủ trương, lãnh đạo UBND TP Hà Nội đề nghị các đơn vị, địa phương liên quan tiếp tục nghiên cứu kỹ, xin ý kiến các chuyên gia để có ý kiến thống nhất, đề xuất một số vị trí đặt Km0 phù hợp nền văn hóa, du lịch, truyền thống, lịch sử nhiều năm của người dân.
  • Sau một thời gian chìm lắng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm kết hợp với phòng, chống dịch bệnh là rất cần thiết để duy trì những kết quả đạt được. Điều này phần nào tạo nên những áp lực trong công tác quản lý trật tự đô thị.
  • (MangYTe) - UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản số 4439/UBND-ĐT chỉ đạo các đơn vị tập trung triển khai công tác trang trí phục vụ các sự kiện lớn của thành phố như: Kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, ngày Giải phóng Thủ đô 10/10, Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố... Trang trí đường phố chào mừng các sự kiện lớn phải tiết kiệm, hiệu quả.
  • MangYTe – UBND TP Hà Nội quyết định, các cơ sở quán bar, karaoke, vũ trường được phép hoạt động trở lại từ 0h ngày 16/9 nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng dịch, phòng chống cháy nổ. Riêng khu vực phố đi bộ quanh Hồ Gươm được hoạt động trở lại từ 18/9.
  • MangYTe - Tại buổi kiểm tra dự án đường Vành đai 3 đoạn Mai dịch – cầu Thăng Long, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ yêu cầu các đơn vị chủ đầu tư hoàn thành dự án trước ngày 10/10, kịp chào mừng kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY