Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Tại sao chúng ta nên cúng dường, cúng dường là gì?

Cúng dường là nuôi dưỡng khiến Tam Bảo hằng còn ở đời. Tất cả những sự bảo bọc giúp đỡ gìn giữ để Tam Bảo thường còn đều gọi là cúng dường. Tam Bảo là Phật, Pháp và Tăng. Phật đã quá khứ, chỉ còn lại hình tượng. Pháp bắt nguồn từ chữ Phạn đến chữ Hán còn nằm sẵn trong kho tàng nhà chùa. Tăng là những tu sĩ tu theo Phật học chánh pháp. Chính những vị này có bổn phận gìn giữ hình tượng Phật còn, phiên dịch giảng giải chánh pháp

1.Cúng dường là gì?

Cúng dường là nuôi dưỡng khiến tam bảo hằng còn ở đời. tất cả những sự bảo bọc giúp đỡ gìn giữ để tam bảo thường còn đều gọi là cúng dường. tam bảo là phật, pháp và tăng. phật đã quá khứ, chỉ còn lại hình tượng. pháp bắt nguồn từ chữ phạn đến chữ hán còn nằm sẵn trong kho tàng nhà chùa. tăng là những tu sĩ tu theo phật học chánh pháp. chính những vị này có bổn phận gìn giữ hình tượng phật còn, phiên dịch giảng giải chánh pháp. tam bảo đều quí kính, song hệ trọng nhất là tăng. nếu không có tăng ai gìn giữ chùa chiền, ai giảng dạy chánh pháp? thế nên, cúng dường tam bảo là nói chung, mà hệ trọng là tăng. tăng chúng còn là tam bảo còn, tăng chúng mất thì tam bảo cũng vắng bóng. vì thế mọi sự cúng dường đều đặt nặng vào tăng, với mục đích tam bảo tồn tại ở nhân gian.

2. Câu chuyện cúng dường

Ngày xưa, có một vị Tỷ-kheo tên là Losaka. Ông này khi chưa xuất gia thì rất ghét việc bố thí cúng dường. Mẹ ông thì trái lại rất ưa thích việc ấy. Một hôm, có vị Bích-chi Phật đến nhà ông, được bà mẹ cúng dường, đức Bích-chi Phật vừa ôm bình bát đi ra, ông liền hỏi mẹ. Bà mẹ đáp là vừa cúng dường cho vị ấy xong. Ông liền chạy theo giật bình bát làm cơm đổ xuống đất và lấy chân chà lên trên.

Kiếp sau, ông sinh vào một làng kia ở gần bờ biển. Làng ấy trước đây làm ăn phát đạt, dân làng sống rất thoải mái. Nhưng từ khi ông sinh vào làng ấy, dân làng ngày càng đói kém, họ đoán chắc có một kẻ nào sinh vào làng này làm cho làng đói khó. Muốn tìm ra kẻ kia họ bèn chia làng ra làm hai.

Phía làng trên có người ghét bố thí kia sinh vào thì vẫn nghèo đói, còn phía làng dưới thì lại no đủ. Nhưng dân làng vẫn chưa tìm ra người ấy. Họ bèn chia làng trên thành hai xóm. Cũng như lần trước, xóm có vị ghét bố thí kia thì đói kém xác xơ. Họ tiếp tục chia như vậy, cuối cùng đã tìm ra gia đình gây tai họa cho họ. Nên họ đuổi nhà ấy ra khỏi làng. Hai mẹ con dắt nhau đi ăn xin. Nhưng hễ bà mẹ đi một mình thì người ta cho, nếu dẫn theo đứa con thì không xin được gì cả. Lâu dần đói quá, bà mẹ không chịu nổi nên một hôm bà đưa con đến một nơi vắng rồi trốn đi một mình, bỏ lại đứa nhỏ bơ vơ.

Tình cờ Ngài Xá Lợi Phất đi qua, thấy đứa nhỏ khôi ngô, Ngài đem về nuôi nấng dạy dỗ. Từ đó đến khi khôn lớn, lúc nào cũng hầu hạ bên Ngài nên lúc nào cũng được ăn đầy đủ.

Sau lớn lên, tự đi khất thực một mình thì không ai cúng dường cả: Hễ ông đi trước Tăng chúng thì người ta chưa đem đồ ra cúng dường, khi ông đi sau Tăng chúng thì người ta đã cúng dường hết vật thực rồi. Cứ như thế, ông bị đói dài dài, nhưng vị Tỷ-kheo này vẫn kiên trì tu tập, sau chứng được quả A-la-hán. Ngài Xá Lợi Phất cùng đi khất thực với vị Tỷ-kheo này cũng phải chịu ảnh hưởng của vị Tỷ-kheo là không ai cúng dường gì cả. Từ đó Ngài Xá Lợi Phất phải đi khất thực một mình đem về chia phần ăn của mình cho vị Tỷ-kheo ấy. Khi Ngài đưa bình bát cho vị này thì cơm trong bình bát đều bay hết, không còn gì để ăn nữa. Cuối cùng Ngài Xá Lợi Phất phải đích thân bưng bình bát cho ông ăn. Ăn xong, ông vào Niết-bàn.

Suốt đời cho đến khi sắp vào Niết-bàn mới được ăn no một lần.

Đó là quả báo của người đã không có tâm bố thí, lại không có tâm tùy hỷ bố thí mà còn cản trở việc bố thí, phí bỏ thức ăn của người cúng dường kẻ khác.

3. Nhân quả của việc cúng dường

Qua câu chuyện, ta thấy thực hành bố thí, cúng dường với tâm thành kính và hoan hỷ cho thầy tu giả dối mà vẫn được phước lớn như vậy huống hồ gì là cúng dường cho các vị cao tăng tu hành chân chánh hay các vị thánh tăng thì phước lực không thể nghĩ bàn. cho nên, trong kinh có ví người cúng dường như con dao, người nhận cúng dường như cục đá mài, hành động cúng dường như việc mài dao. dao càng mài càng sắc. đá càng mài càng mòn.

Phật tử chúng ta, ai may mắn gặp được các vị thánh tăng, mà phát tâm cúng dường thì sẽ được phước báu vô lượng, vô biên không thể nghĩ bàn. tuy nhiên, trong thời hiện đại, khoa học văn minh, vật chất ngày càng cao, lại vì đời của ta bị nghiệp vô minh vốn huân tập từ nhiều đời, nhiều kiếp che khuất, nên việc tìm một vị chân tu đạo cao, đức trọng không phải dễ. do phước mỏng, nghiệp dày, nên ta thường gặp và gần gũi với phàm phu tăng là nhiều, bởi họ tu học tới đâu, hướng dẫn chúng ta tu hành theo tới đó.

Vì vậy, chúng ta phát tâm cúng dường cho chư tăng trong hiện tại là điều cần thiết, trách nhiệm nhân quả của họ và ta vẫn luôn công bằng và hợp lý, dù trăm ngàn kiếp cũng không bị mất đi hay sai lệch. đến khi hội đủ điều kiện thì phước báu của ta sẽ trổ ra và khi kết quả của việc tu tập, thực hành hội đủ nhân duyên thì việc chứng quả của họ cũng sẽ tự hiện.

Ngoài cách trả nợ như trên, người xuất gia còn phải trả nợ bằng nhiều hình thức khác. Ví như người xuất gia tu hành không cầu giác ngộ, giải thoát mà lạm dụng màu áo tu hành để làm chính trị, làm cho người đệ tử mất tín tâm đối với Tam Bảo, hạn chế phát triển đạo đức tâm linh, khiến nhiều Phật tử mất niềm tin, thoái tâm Bồ-đề, trở lại làm điều phi nghĩa, thất đức, gây tổn hại cho người và vật, phạm điều giới cấm của Phật.

Tuy hiện đời dường như họ có phước, nhưng đến khi hết phước thì họa tới khôn lường, chắc chắn ngày sau họ phải đọa vào loài súc sanh để trả món nợ này. bởi nhân quả là một định luật tất yếu, chúng ta có thể qua mặt luật lệ thế gian, nhưng không thể nào trốn tránh được nhân quả “gieo gió gặt bão.” là hành giả phật giáo, chúng ta phải suy nghĩ kỹ chỗ này, đừng để đến khi mang lông, đội sừng thì hết đường cứu, phải chịu nghiệp làm súc sanh đời đời, kiếp kiếp để trả

Mạng Y Tế
Nguồn: Lịch vạn niên 365 (https://lichvannien365.com/tai-sao-chung-ta-nen-cung-duong-cung-duong-la-gi.html)
Từ khóa: cúng dường

Chủ đề liên quan:

chúng ta cúng dường

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY