Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Tại sao không nên bẻ nhỏ Thuốc trước khi uống?

Việc bẻ nhỏ hay nhai một số loại Thuốc có thể khiến cấu trúc giải phóng bị phá vỡ, thậm chí làm thay đổi dược động học của Thuốc và có thể xảy ra độc tính cho người dùng.

Một số quan niệm cho rằng, uống Thuốc chỉ cần đủ liều lượng, đúng giờ, đủ ngày là được, còn việc uống như thế nào không quan trọng. Tuy nhiên, cảnh báo của nhiều dược sỹ cho biết, uống Thuốc không đúng cách như bẻ nhỏ, nghiền nát, nhai Thuốc, tự chia liều, mở viên nang con nhộng chỉ lấy Thuốc bột bên trong uống… có thể dẫn đấn những kết quả không mong muốn.

Thuốc dành cho đường uống có 2 loại: Dạng lỏng gồm : sirô , nhũ dịch, hỗn dịch, Thuốc uống nhỏ giọt; dạng rắn gồm: Thuốc đóng gói, Thuốc cốm, Thuốc viên. Riêng Thuốc viên lại chia ra: viên nén trần, viên nén bao (vỏ bọc là đường hoặc lớp phim mỏng), viên nhộng (còn gọi là viên nang).

Phần lớn các dạng Thuốc viên nén, nhộng, nang mềm ...đều dùng để uống trọn cả viên , không được nghiền nhỏ, nhai nhỏ, bỏ vỏ nhộng, bẻ vụn chia thành nhiều liều ... vì các vỏ này có tác dụng : Bảo vệ Thuốc khỏi bị phân hủy bởi dịch axit của dạ dày (ví dụ Penixilin G); có tác dụng bao tan trong ruột Thuốc xuống ruột mới tan để bảo vệ dạ dày (ví dụ ph8); tránh mùi vị khó chịu để dễ uống (viên dầu cá ); có tác dụng làm giải phóng chậm Thuốc (Adalate LP ).... Chính vì thế, bệnh nhân nên đọc kỹ cách sử dụng, hỏi ý kiến bác sỹ về cách uống chuẩn của mỗi loại Thuốc.

Trong một số trường hợp, việc bẻ, nhai Thuốc để uống vô cùng nguy hại

Theo các chuyên gia về sức khỏe, một số Thuốc nếu nhai nhỏ rồi mới uống sẽ có tai biến nguy hiểm như :

Viên ph8 : Thuốc giảm đau mạnh, có tính axit, có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày hoặc gây chảy máu dạ dày nên được bào chế dưới dạng bao tan trong ruột, Thuốc xuống ruột mới tan rã giải phóng Thuốc. Vì vậy nếu nhai nhỏ viên Thuốc sẽ gây một số tác dụng xấu đến dạ dày.

Viên Thuốc Polaramine repetab (Repetab có nghĩa là lặp lại ). Đây là viên nén kép cho tác dụng lặp lại. 1 viên chứa 6 mg dexclorpheniramin (chống dị ứng), với cấu tạo 2 lớp, nhân bên trong chứa 3 mg dược chất, lớp bao bên ngoài chứa 3 mg. Sau khi Polaramine repetab vào dạ dày, lớp vỏ bên ngoài sẽ tan rã tức thì, phóng thích 3 mg dược chất, sau đó một thời gian nhân bên trong bắt đầu tan rã để phóng thích 3 mg dược chất còn lại. Cho nên nếu dùng loại bình thường, người bệnh phải uống 4 lần trong ngày, mỗi lần 1 viên, còn nếu dùng loại sau thì chỉ cần uống ngày 2 lần mỗi lần 1 viên . Như vậy nếu bệnh nhân nhai nhỏ viên Thuốc có tác dụng lặp lại này, Thuốc mất tác dụng lặp lại và gây tình trạng quá liều, rất nguy hiểm.

Viên Adalate LP (giải phóng chậm ). Thuốc được bào chế đặc biệt, đóng trong màng bán thấm không tan nhưng được đục lỗ rất nhỏ bằng laze, Thuốc trôi dần trong đường tiêu hóa và giải phóng ra từ từ qua lỗ rất rất nhỏ này , Thuốc ra khỏi đường tiêu hóa vẫn còn vỏ không tan bên ngoài. Thuốc đóng với hàm lượng cao hơn loại nhanh 3 lần để còn chỉ phải uống ngày 1 lần , không phải uống ngày 3 lần nữa . Vì vậy nếu uống viên Thuốc này bằng cách nhai nhỏ sẽ gây nên tình trạng tụt huyết áp đột ngột, thậm chí có T* vong.

Đối với các loại Thuốc chứa dược chất có nguy cơ gây hại cho người tiếp xúc như để điều trị ung thư, Thuốc gây độc tế bào, Thuốc ức chế miễn dịch, như endoxan, methotrexat..., việc nhai hoặc nghiền các Thuốc này có thể không ảnh hưởng đến dược động học của Thuốc nhưng sẽ tạo ra các hạt phân tử có khả năng gây hại cho người thao tác do hít phải các phân tử này.

Một số Thuốc như dolobib, feldence, posicor nếu nghiền hoặc mở viên nang, bột Thuốc sẽ phân tán, tiếp xúc với da hoặc niêm mạc gây kích ứng.

Thậm chí có Thuốc như propecia, proscar được khuyến cáo không được nghiền, bẻ nhỏ vì nếu bột Thuốc bị phân tán, xâm nhập qua cơ thể phụ nữ mang thai (qua đường mũi, miệng) sẽ ảnh hưởng đến thai. Do vậy, với các loại Thuốc này, người bệnh phải giữ nguyên vẹn viên Thuốc khi uống.

Thuốc ngậm dưới lưỡi: Với những viên Thuốc đặt dưới lưỡi và ngậm cho tan cần đặc biệt lưu ý tuyệt đối không được bẻ đôi, bẻ nhỏ viên Thuốc. Nhiều người nghĩ rằng làm như vậy không ảnh hưởng gì, nhưng thực tế chúng ta đã vô tình phá vỡ cấu trúc nguyên vẹn của Thuốc, làm hỏng dạng Thuốc.

Đặc biệt, rất nhiều người đang có sai lầm khi chữa bệnh cho trẻ em bằng cách, chia nhỏ Thuốc của người lớn và nghiền thành bột. Đối với trẻ, dạng Thuốc lỏng là thích hợp hơn cả, hoặc cũng có thể dùng dạng Thuốc bột đóng gói, Thuốc cốm, Thuốc viên sủi bọt. Các loại Thuốc này được pha vào nước thành dung dịch trước khi uống. Trong trường hợp, nếu trẻ bị ói mửa ngay sau khi uống Thuốc, có thể cho uống liều khác thay thế. Nhưng nếu trẻ ói mửa sau 10 phút hoặc hơn sau khi uống Thuốc, không nên cho uống liều bù thay thế vì Thuốc có thể đã được hấp thu.

Theo VietQ

Link bài gốc Lấy link

https://vietq.vn/tai-sao-khong-nen-be-nho-thuoc-truoc-khi-uong-d65504.html?fbclid=IwAR1fUfRxsgvSfgYrQPNIbrWj47oNKb3CBG9lQm8mfjxxlrWF_EKvi0iiZWU

Theo VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/tai-sao-khong-nen-be-nho-thuoc-truoc-khi-uong/20211023095207365)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY