Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nên uống Thuốc trị loãng xương vào thời điểm nào?

Mẹ tôi 75 tuổi, bà bị loãng xương và đang phải dùng Thuốc bisphosphonates, canxi và vitamin D.

Trần Lệ Hà (Yên Bái)

Thuốc điều trị loãng xương sẽ giúp ngăn ngừa loãng xương và làm chậm thoái hóa khớp. tuy nhiên, nếu người bệnh không biết cách dùng và sử dụng không đúng liều lượng, Thuốc sẽ không phát huy được hiệu quả điều trị.

Hình ảnh loãng xương.

Hình ảnh loãng xương.

Hiện phần lớn các Thuốc trị loãng xương có chứa bisphosphonates giúp ngăn chặn quá trình mất xương. tuy nhiên, chất bisphosphonates rất khó hấp thụ vào cơ thể do rất khó hòa tan, đặc biệt là trong chất dầu và chất béo. chính vì vậy, bạn nên khuyên mẹ uống Thuốc vào buổi sáng cùng với nước sẽ hấp thụ Thuốc tốt hơn. sau khi uống Thuốc, cần đợi 1-2 giờ cho Thuốc hấp thụ rồi mới ăn uống bình thường trở lại. sau uống Thuốc nên vận động, không nằm sau uống Thuốc ít nhất 30 phút.

Nhiều bệnh nhân mắc chứng loãng xương cần phải bổ sung canxi và vitamin d, tuy nhiên, những chất này đều có thể gây cản trở quá trình hấp thụ Thuốc chống loãng xương, do vậy, mẹ bạn cũng cần đợi 1-2 tiếng đồng hồ sau khi uống Thuốc có chứa bisphosphonates rồi mới uống tiếp canxi và vitamin d.

Bạn cũng cần lưu ý, ở mỗi bệnh nhân, sự dung nạp Thuốc là rất khác nhau, vì vậy, việc sử dụng Thuốc luôn luôn cần có sự kiểm soát của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không để mẹ mình tùy tiện dùng Thuốc, hoặc dùng lại đơn Thuốc của người khác. Thuốc cũng phải được dùng đúng liều lượng chỉ định, không tự ý tăng liều hoặc ngừng Thuốc, thay đổi Thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Khi mắc bệnh cần đến tái khám ở bác sĩ chuyên khoa xương khớp để có được đơn Thuốc phù hợp cũng như nhận lời khuyên về chế độ sinh hoạt, ăn uống... thích hợp nhất.

 

BS. Vũ Thanh Hoa

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nen-uong-thuoc-tri-loang-xuong-vao-thoi-diem-nao-n185822.html)
Từ khóa: loãng xương

Tin cùng nội dung

  • Gần đây em có triệu chứng ợ hơi, đầy bụng, bụng đau âm ỉ, căng trướng. Em đi khám, BS chẩn đoán bị viêm ruột cấp nhưng uống Thuốc không thấy thay đổi...
  • Em đi nội soi dạ dày, bác sĩ chẩn đoán là viêm dạ dày và có u lành của thực quản. BS có cho Thuốc uống, giờ em ăn không có cảm giác ngon gì hết.
  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Cách sắc Thuốc và uống Thuốc quyết định rất lớn về hiệu lực của Thuốc với cơ thể bệnh nhân.
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Trẻ rất sợ uống Thuốc dù Thuốc có đắng hay không đắng. Rất nhiều bậc cha mẹ đau đầu nghĩ đủ mọi cách để trẻ chịu uống Thuốc. Việc tìm một phương pháp riêng cho trẻ là điều phụ huynh cần tìm ra.
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
  • Loãng xương là một bệnh mất xương tiến triển theo thời gian làm tăng nguy cơ gãy xương. Loãng xương thường làm giảm chiều cao và gây còng lưng nghiêm trọng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY